Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’

dollar

Nguồn: Carmen Reinhart, “The Return of Dollar Shortages”, Project Syndicate, 24/10/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thế Chiến II kết thúc, một cụm từ mới được đưa vào kho từ vựng kinh tế: “Sự thiếu hụt đô la” (dollar shortage). Các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với những hậu quả ngày càng gia tăng mà chiến tranh để lại, và hàng tá những cản trở ngăn mọi nỗ lực của họ nhằm tái xây dựng nền tảng công nghiệp. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ là nhà cung cấp duy nhất các thiết bị vốn[1] nhằm tái xây dựng. Vì vậy, không tiếp cận được với đồng đô la Mỹ, châu Âu không thể có được lượng tư bản cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu của mình. Continue reading “Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’”

Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

Tình hình lạm phát toàn cầu và tác động

101829689

Nguồn: Carmen Reinhart, “Inflation, the Fed, and the Big Picture”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Phạm Mai Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lạm phát – nguyên nhân và những mối liên hệ của nó tới chính sách tiền tệ và các cuộc khủng hoảng tài chính – là chủ đề của hội nghị quốc tế của các chuyên gia ngân hàng trung ương và học giả năm nay tại Jackson Hole, Wyoming. Nhưng, dù mong muốn của các nhà hoạch định chính sách về việc chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai đối với sự ổn định giá cả là có thể hiểu được, thì họ lại không đặt những mối quan ngại này trong bối cảnh tình hình lạm phát toàn cầu hiện nay, hay trong bối cảnh lịch sử.

Tại 189 quốc gia có dữ liệu, tỉ lệ lạm phát trung bình năm 2015 vào khoảng dưới 2%, giảm nhẹ so với năm 2014, và ở hầu hết các quốc gia, đều thấp hơn so với dự đoán trong báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 4 của Quỹ Tiện tệ Quốc tế. Theo biểu đồ dưới đây, tỉ lệ lạm phát ở gần một nửa tổng số quốc gia (phát triển và đang phát triển, lớn cũng như nhỏ) hiện nay là 2% hoặc thấp hơn (đây là mức mà hầu hết các ngân hàng trung ương dùng để định nghĩa “ổn định giá cả”). Continue reading “Tình hình lạm phát toàn cầu và tác động”