Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

Thế giới hôm nay: 22/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba nhà phân phối và một nhà sản xuất thuốc, dự kiến phải ra tòa vào thứ Hai vừa rồi về vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ, đã đạt được một thỏa thuận trị giá 260 triệu đô la với hai hạt ở Ohio. Những người khổng lồ bao gồm Teva và McKesson đã đồng ý bồi thường cho các chương trình phục hồi opioid. Trong khi đó chuỗi nhà thuốc Walgreen vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện các vụ kiện do hơn 2.000 nguyên đơn khác chống lại các công ty dược phẩm trên khắp nước Mỹ đang chờ được xử lý.

Liên minh cầm quyền Lebanon đã thống nhất về một gói cải cách kinh tế trong nỗ lực chấm dứt 5 ngày biểu tình chống chính phủ. Những cải cách bao gồm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức “gần bằng 0”, giảm lương các chính trị gia và tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông. Các gia đình nghèo cũng sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Các biện pháp có thể giúp mở ra cơ hội nhận 11 tỷ đô la viện trợ nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2019”

Thế giới hôm nay: 21/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson đã gửi một bản yêu cầu, không ký tên, đến chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk yêu cầu gia hạn Brexit. Thủ tướng Anh cũng gửi một lá thư thứ hai – lần này kèm theo chữ ký – đề nghị EU bỏ qua yêu cầu thứ nhất của ông. Ông Johnson đã từ chối yêu cầu hoãn Brexit lại sau ngày 31 tháng 10. Song Quốc hội buộc ông phải làm vậy.

Donald Trump đã từ bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 năm tới tại khu resort chơi golf của ông gần Miami, lấy lý do có “thái độ thù địch điên rồ và cảm tính” sau những chỉ trích rộng rãi rằng ông Trump đang cố gắng trục lợi từ chức vụ tổng thống. Ông nói ông không có kế hoạch kiếm lợi nhuận từ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Cuộc họp bây giờ có thể sẽ được tổ chức ở Trại David. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2019”

Thế giới hôm nay: 17/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren bắt đầu cảm thấy sức nóng từ các đối thủ Dân chủ trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa các ứng viên. Bà Warren, cùng với Joe Biden, là người có khả năng cao nhất nhận được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020, đã bị tấn công về kế hoạch áp dụng “Y tế cho Tất cả” của bà. Các đối thủ ít có khả năng hơn, như Amy Klobuchar, nói bà Warren không giải thích chính xác nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về vấn đề cạnh tranh, đã yêu cầu Broadcom, một nhà sản xuất chip, tạm dừng các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất TV và modem trong khi nhà chức trách EU điều tra xem liệu công ty Mỹ có cản trở các đối thủ một cách không công bằng hay không. Các biện pháp tạm thời là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh trong các cuộc điều tra kéo dài. Bà Vestager cũng cho biết bà sẵn sàng sử dụng các biện pháp như vậy thường xuyên hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2019”

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2019”

Thế giới hôm nay: 09/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nguồn tin thân cận với ông Boris Johnson thừa nhận kế hoạch Brexit của ông trên thực tế đã chết sau cuộc gọi với thủ tướng Đức Angela Merkel. Một người thân cận với thủ tướng Anh khẳng định thủ tướng Đức đã đưa ra quan điểm hoàn toàn mới về Bắc Ireland. Nhiều nhà bình luận chế giễu việc đổ lỗi này, trong khi Brussels nói quan điểm của họ không thay đổi. Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, gọi phản ứng của Phố Downing là “một trò chơi đổ lỗi ngu ngốc”. Tuy nhiên, với việc nước Anh chuẩn bị bước vào bầu cử thì đổ lỗi cho người Đức về thất bại của kế hoạch Brexit xem ra có vẻ thuận tiện cho ông Johnson .

Chính quyền Trump đã chặn một nhà ngoại giao cấp cao ra làm chứng trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện. Những người từ 3 ủy ban do đảng Dân chủ lãnh đạo đã lên kế hoạch tra hỏi Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại EU, về sự tham gia của ông vào chiến dịch gây áp lực của ông Trump đối với Ukraine. Đảng Dân chủ nói việc cấm cản ông Sondland ra điều trần là hành động ngăn trở, đồng thời cũng đáng bị luận tội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2019”

Thế giới hôm nay: 07/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa MỹTriều Tiên kết thúc không có tiến triển tại ngoại ô Stockholm. Nhà đàm phán chính của Triều Tiên nói với phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã không đáp ứng được kỳ vọng. Nước này đã bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tuần trước. Mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ mức ấm áp đáng ngạc nhiên sang sự lạnh lẽo quen thuộc.

Người biểu tình xuống đường chống lại lệnh cấm đeo mặt nạ ở Hồng Kông đã phá hoại các cửa hàng và nhà ga. Vào tối thứ Sáu, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm đã ngừng hoạt động và nhiều nhà ga vẫn đóng cửa suốt cuối tuần. Vào Chủ nhật, hàng ngàn người tuần hành trong mưa lớn, trong đó nhiều người vẫn đeo mặt nạ một cách thách thức. Đụng độ giữa cảnh sát, người biểu tình và dân thường đã nổ ra ở nhiều nơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2019”

Thế giới hôm nay: 04/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump công khai nói Trung Quốc nên điều tra Joe Biden, ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Điều này tương tự yêu cầu của ông với tổng thống Ukraine vốn tuần trước đã khiến Đảng Dân chủ mở cuộc điều tra luận tội. Ông Trump chưa đưa ra được bằng chứng nào cho khẳng định rằng vị cựu phó tổng thống tham nhũng. Trước đó, Đảng Dân chủ cho biết nếu cần thiết họ sẽ ra trát yêu cầu Nhà Trắng cung cấp tài liệu để phục vụ cuộc điều tra.

Cảnh sát Hồng Kông đã được trao quyền lớn hơn để đối phó với biểu tình bạo lực. Reuters cho biết các hướng dẫn nêu rõ các sĩ quan phải “chịu trách nhiệm về hành động của mình” đã bị loại bỏ, trong khi việc hơi cay và bình xịt hơi cay được cho phép sử dụng vì mục đích phòng vệ. Chính phủ Hồng Kông cũng dự kiến sẽ cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/10/2019”

Thế giới hôm nay: 27/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jacques Chirac, Tổng thống Pháp giai đoạn 1995-2007, đã qua đời ở tuổi 86. Mặc dù thắng cử hai nhiệm kỳ, song ông mãn nhiệm như một nhân vật không được lòng dân với tỷ lệ thất nghiệp cao và tài chính công tồi tệ. Ông thắng cử nhiệm kỳ hai chủ yếu bởi đối thủ cực hữu Jean-Marie Le Pen trong vòng bầu cử thứ hai thậm chí còn khó được cử tri chấp nhận hơn. Bất chấp các bê bối tham nhũng, sự ủng hộ dành cho ông tăng lên sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là sau việc ông phản đối cuộc chiến Iraq.

Các quan chức Nhà Trắng đã cố gắng giấu kín các biên bản về một cuộc gọi trong đó Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra Joe Biden, theo đơn khiếu nại của người tố cáo được công bố hôm qua. Khiếu nại đã khiến các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện mở cuộc điều tra luận tội ông Trump. Làm chứng trước Quốc hội, Joseph Maguire, giám đốc tình báo quốc gia tạm quyền, cho biết người tố cáo (không công bố danh tính) đã “hành động trung thực” và đơn khiếu nại của người này là “hoàn toàn chưa có tiền lệ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2019”

Thế giới hôm nay: 25/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump thừa nhận ông tạm ngưng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, ông phủ nhận đã gây áp lực buộc tổng thống Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra tham nhũng đối với Joe Biden và con trai ông này, người từng làm ăn ở Ukraine khi Biden là phó tổng thống. Ông Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Ông Trump nói ông sẵn sàng công bố bản sao đầy đủ cuộc gọi điện thoại của ông với ông Zelensky. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hành động của tổng thống có thể đảm bảo ông bị luận tội nếu thật sự ông Trump đã sử dụng chính sách an ninh quốc gia và tiền thuế của người dân để đạt được lợi ích chính trị trong nước. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, đang tổ chức các cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Dân chủ để thảo luận về khả năng đó. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/09/2019”

Thế giới hôm nay: 24/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng lữ hành Anh Thomas Cook đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của công ty 178 tuổi này khiến 22.000 việc làm gặp rủi ro, 9.000 trong số đó ở Anh. Nhà chức trách đang nỗ lực hồi hương hàng trăm ngàn khách đang du lịch. Bộ trưởng giao thông vận tải Anh nói kế hoạch này, mang tên “Matterhorn”, sẽ là cuộc hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử đất nước. Một cuộc điều tra do chính phủ hậu thuẫn về vụ sụp đổ đang xem xét trách nhiệm của ban giám đốc công ty.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang họp. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Donald TrumpHassan Rouhani, song khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Iran gặp nhau lần đầu tiên sau 40 năm có vẻ mong manh. Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng, mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, làm quan hệ song phương càng thêm căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2019”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Thế giới hôm nay: 19/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,25% xuống phạm vi mục tiêu 1,75-2,0% nhưng không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về động thái tiếp theo. Họ cho biết đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã suy yếu kể từ cuộc họp thiết lập chính sách gần nhất của họ vào tháng 7 khi họ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2008, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn “tăng với tốc độ mạnh mẽ.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11. Đảng Xã hội của ông Sánchez giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 nhưng thất bại trong việc thành lập chính phủ vì đảng của ông không chiếm đa số. Đảng của ông đã ngăn ông tìm kiếm một liên minh tiềm năng với Podemos, một đảng dân túy cánh tả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/09/2019”

Thế giới hôm nay: 17/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu tăng vọt 20% đầu phiên giao dịch đầu tuần sau khi hai vụ tấn công vào các nhà máy dầu của Ả Rập Saudi cuối tuần qua làm gián đoạn 6% nguồn cung của thế giới. Giá dầu sau đó hạ nhiệt, chỉ còn tăng 13% vào cuối ngày. Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã cho phép dùng nguồn cung từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược Hoa Kỳ để trấn an thị trường, đồng thời tweet rằng đã có “RẤT NHIỀU DẦU!”

Kết quả sơ bộ trong cuộc bầu cử tổng thống Tunisia cho thấy hai “người ngoài cuộc” đang có khả năng sẽ chạm mặt nhau trong cuộc bỏ phiếu bổ sung. Với hơn một nửa số phiếu đã được kiểm, Kais Saied, một ứng viên độc lập, và Nabil Karoui, một ông trùm truyền thông hiện đang ngồi tù vì cáo buộc rửa tiền và trốn thuế (mà theo ông là mang động cơ chính trị), hiện đang dẫn đầu cuộc đua một cách khá chắc chắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2019”

Thế giới hôm nay: 10/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã gặp nhau lần đầu kể từ khi ông Johnson nhậm chức hồi tháng Bảy. Ông Johnson cho biết một Brexit không có thỏa thuận sẽ là “một thất bại của chính sách đối ngoại”; Ông Varadkar nói Anh vẫn chưa đề xuất một giải pháp thay thế thực tế cho giải pháp biên giới cứng với Ireland, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là trở ngại chính để đạt được một thỏa thuận.

Trong cuộc bầu cử các thống đốc và hội đồng khu vực ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin đã mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp Moskva. Sau khi các quan chức bầu cử loại bỏ nhiều ứng cử viên đối lập, Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo phe đối lập, đã khuyên những người ủng hộ bỏ phiếu cho các ứng cử viên có khả năng đánh bại Đảng Nước Nga Thống nhất nhất, một chiến lược dường như đã có hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2019”

Thế giới hôm nay: 09/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.

Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2019”

Thế giới hôm nay: 07/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm 0,5% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng Trung Quốc, xuống mức thấp nhất kể từ 2007. Động thái này sẽ bơm thêm 126 tỷ đô la tín dụng cho vay, cho thấy sự lo ngại của ngân hàng trung ương Trung Quốc về tác động của thương chiến Trung-Mỹ đối với kinh tế đất nước.

Các đảng đối lập Anh đã đồng ý ngăn chặn nỗ lực thứ hai của thủ tướng Boris Johnson, trong việc kêu gọi một cuộc bầu cử sớm vào tháng 10. Ông khó có thể giành được đủ ủng hộ để buộc tổ chức một cuộc bầu cử sớm do chính phủ của ông đã mất thế đa số ở nghị viện trong tuần này. Các đảng đối lập lo ngại ông Johnson sẽ dùng một cuộc bầu cử sớm để thúc đẩy Brexit không thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/09/2019”

Thế giới hôm nay: 05/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã đồng ý hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ tội phạm từ lãnh thổ này sang Trung Quốc đại lục. Dự luật này đã châm ngòi cho 13 tuần biểu tình chống chính phủ liên tiếp. Bà Lam trước đây đã tạm hoãn nó, song điều đó không làm xoa dịu người biểu tình, những người cũng tức giận về sự tàn bạo của cảnh sát và tình trạng thiếu dân chủ.

Trong khi đó, chủ tịch Cathay Pacific John Slosar đã từ chức. Ông tiếp bước chính giám đốc điều hành của hãng hàng không Hồng Kông, người đã từ chức vào tháng trước. Cathay cho biết ông Slosar rời đi là do nghỉ hưu, nhưng hãng hàng không này đã phải chịu áp lực dữ dội từ chính phủ Trung Quốc trong việc kỷ luật các nhân viên tham gia biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2019”

Thế giới hôm nay: 03/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói rằng “không có hoàn cảnh nào” mà theo đó ông sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu trì hoãn Brexit một lần nữa. Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10; đa số các Nghị sĩ phản đối việc Brexit không có thỏa thuận và có thể sớm thông qua luật buộc ông Johnson yêu cầu gia hạn. Vì vậy, “không có hoàn cảnh nào” xem ra đồng nghĩa với việc bầu cử sớm.

26 ứng viên tổng thống Tunisia đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình. Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 15 tháng 9 sau khi Tổng thống Beji Caid Essebsi qua đời, tạo ra cơ hội cho những kẻ “ngoại đạo.” Ứng viên số một hiện nay, một ông trùm truyền thông hay chỉ trích chính phủ, hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc rửa tiền (mà đảng của ông nói là do động cơ chính trị). Bất cứ ai chiến thắng sẽ được “kế thừa” một nền kinh tế trì trệ và một đất nước mệt mỏi vì các phe phái chính trị đấu đá lẫn nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2019”