Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?

china-90-years-communist-image_full_600

Nguồn: Cheng Li (2013). “China at the Tipping Point? Top-Level Reform or Bottom-Up Revolution?”, Journal of Democracy, Vol. 24, No. 1 (January), pp. 41-48.

Biên dịch: Đỗ Thị Thanh Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần đây phải đối mặt với nhiều bất ổn xã hội, kinh tế phát triển chậm lại, và nạn tham nhũng tràn lan như đã được phơi bày trong vụ việc Bạc Hy Lai. Tuy thế giới bên ngoài khó thấy rõ, nhưng có hai góc nhìn hoàn toàn trái ngược và gây nhiều tranh cãi về tương lai gần và trung hạn của quốc gia này hiện đang cạnh tranh lẫn nhau. Hai kịch bản trái ngược này phản ánh những đánh giá khác nhau cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội và quỹ đạo chính trị khả dĩ (trong tương lai) của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Continue reading “#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?”