Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?

Nguồn: Mark A. Milley và Eric Schmidt, “America Isn’t Ready for the Wars of the Future”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trên chiến trường Ukraine, tương lai của chiến tranh đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Hàng ngàn drone tràn ngập bầu trời. Những chiếc drone này và những người vận hành chúng đang sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để tránh chướng ngại vật và xác định các mục tiêu tiềm năng. Các mô hình AI cũng đang giúp Ukraine dự đoán địa điểm tấn công. Nhờ các hệ thống này, binh lính Ukraine đang phá hủy xe tăng và triệt hạ máy bay địch với hiệu quả mang tính hủy diệt. Các đơn vị Nga liên tục bị giám sát và đường dây liên lạc của họ dễ bị đối phương làm gián đoạn – giống như của Ukraine. Cả Nga và Ukraine đang chạy đua để phát triển các công nghệ tiên tiến hơn nữa để có thể chống lại các cuộc tấn công không ngừng và vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương. Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?”

Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh

Nguồn: Shashank Joshi, Technology is deepening civilian involvement in war, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1Phần 2; Phần 3

Bài tiếp theo trong chuỗi bài phân tích về tương lai chiến tranh đặt ra những câu hỏi mang tính pháp lý liên quan tới các hoạt động quân-dân sự kết hợp

Vào đầu cuộc chiến, 20 chiếc xe bồn chở nhiên liệu của Nga tiến vào Sedniv, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Chernihiv, phía bắc Kyiv. Theo thiếu tướng Viktor Nikolyuk, chỉ huy các lực lượng Ukraine ở phía bắc, “người dân địa phương báo cho chúng tôi và hỏi rằng họ nên làm gì”. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Hút cạn”. Người dân địa phương cưỡi ngựa và lái máy cày mang theo chai lọ, thùng phuy hay ấm trà vừa trút cạn các xe bồn nhiên liệu vừa la lớn “vinh quang cho Ukraine” (Slava Ukraini). Vị thiếu tướng dường như không thể tin được rằng Nga lại triển khai một đợt xe bồn mới ngay sau đó. Và cũng giống như đợt trước, chúng lại bị rút sạch nhiên liệu. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh”

Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?

Nguồn: Shashank Joshi, Why logistics are too important to be left to generals, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Cuộc xâm lược của Nga cho thấy chiến tranh phụ thuộc vào hậu cần nhiều như thế nào

Sử gia người Israel Martin van Creveld đã gọi các đội quân là “những thành phố di động” (ambulant cities). Làm thế nào để đảm bảo cho hằng trăm nghìn binh lính được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, thức ăn và trang bị là một nỗ lực khổng lồ. Triển khai họ ra chiến trường mà không suy nghĩ tới những vấn đề như vậy có thể tạo ra sai lầm khủng khiếp. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 là một câu chuyện mang tính chất cảnh báo. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?”

Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu

Nguồn: Shashank Joshi, The latest in the battle of jamming with electronic beams, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1

Gây nhiễu đang là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ drone và tên lửa khỏi bầu trời.

Khi các pháo thủ Ukraine bắt đầu sử dụng các quả đạn pháo có độ chính xác cao Excalibur vào khoảng thời gian đầu cuộc chiến, họ thật sự rất hài lòng, và có phần tự đắc. Với các loại đạn pháo thông thường, các pháo thủ phải bắn nhiều loạt đạn vào mục tiêu để tiêu diệt chúng, ngay cả khi họ biết chính xác họ đang nhắm vào đâu. Excalibur, được dẫn đường bằng GPS, dường như đã trở thành một “viên đạn bạc”: một phát bắn, và một mục tiêu bị tiêu diệt. Thế nhưng, vào tháng 3 năm 2023 có thứ gì đó đã thay đổi. Các quả đạn Excalibur chỉ đơn giản là rơi từ trên trời xuống theo đúng nghĩa đen, hay thất bại trong việc tiêu diệt mục tiêu. Và điều này xảy ra không chỉ một lần: hàng tuần trôi qua mà không có mục tiêu nào bị tiêu diệt thành công. Đây là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về tác động sâu sắc của tác chiến điện tử (electronic warfare) tới cuộc chiến tại Ukraine. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu”

Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường

Nguồn: Shashank Joshi, The war in Ukraine shows how technology is changing the battlefieldThe Economist, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Nhưng số lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh

Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA). Continue reading “Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường”