Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

4. Đại học hàng đầu thích những sinh viên như thế nào?

Trong số ngót 23 nghìn học sinh ưu tú trên toàn thế giới nộp đơn xin vào Đại học Harvard năm 2007, chỉ có 2.058 người từ 79 nước trúng tuyển. Đây là tỷ lệ trúng tuyển kỷ lục lịch sử, chỉ có khoảng 9% người gặp may. Vậy Đại học hàng đầu thực sự cần tuyển chọn những học sinh như thế nào?

Phát huy năng lực tính sáng tạo và tính tập thể 

Trong số 2058 người gặp may nói trên, có một học sinh chưa đầy 18 tuổi, tên là Ngô Sinh Vĩ,[1] được dư luận hết sức quan tâm. Anh đỗ thủ khoa tốt nghiệp cấp III (trong số thí sinh xin vào Harvard có khoảng 3.000 thủ khoa như vậy); và đạt 2380 điểm thành tích thi toàn quốc Mỹ (tức thi SAT, hàng năm có 7 dịp thi, điểm số cao nhất là 2400), – nhưng trong số thí sinh cũng có không ít người đạt 2400 điểm SAT. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)

 

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

3. Đại học hàng đầu cần chú trọng những gì?

Giáo dục đại học phải đào tạo công dân tốt 

Vì sao nước Mỹ là siêu cường quốc? Trước hết Mỹ là một nước lớn về giáo dục, hơn nữa là cường quốc giáo dục. Tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng Mỹ hiện nay đã vượt trên 90%.

Trung Quốc chúng ta cũng là một nước lớn giáo dục; tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng đã từ 1,4% năm 1978 tăng lên 23% hiện nay; tổng số sinh viên đã vượt quá 20 triệu, thứ nhất thế giới về số lượng sinh viên, nhưng chúng ta vẫn chưa phải là một cường quốc giáo dục. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

2. Nội dung của văn hóa đại học

Thế nào là văn hoá Đại học? 

Trường Đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của Đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v… Thế nhưng Đại học sở dĩ gọi là Đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó.

Văn hoá Đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tự do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hoá Đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần Đại học. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dương Phúc Gia (Yang Fujia, 1936-), tốt nghiệp Đại học Phục Đán (Thượng Hải), nhà vật lý nổi tiếng, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội KHKT Trung Quốc, Chủ tịch Hội KHKT Thượng Hải (1992-1996), Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Thượng Hải thuộc Viện KH Trung Quốc (1987-2001). Năm 1984 được bình chọn là chuyên gia có cống hiến kiệt xuất cấp nhà nước. Năm 1991 được bầu là Viện sĩ Viện KH Trung Quốc, Viện sĩ Viện KH thế giới thứ ba. Từ 1998 được mời làm GS danh dự Đại học Vanderbilt (Mỹ), Ông cũng là Tiến sĩ KH danh dự Đại học Sōka (Nhật), Tiến sĩ Nhân văn danh dự Đại học bang New York, Tiến sĩ danh dự Đại học Hong Kong, Đại học Nottingham (Anh), và Đại học Connecticut (Mỹ). Dương Phúc Gia từng là Hiệu trưởng Đại học Phục Đán (1993-1998), từ 1996 là Ủy viên chấp hành Hội Hiệu trưởng các trường Đại học trên thế giới. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)”