Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản

Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.

Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng. Đọc tiếp “Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản”

Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?

Nguồn: Li Min (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa, “cải cách giờ làm việc” trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Hàn Quốc. Ngày 13/11/2023, Bộ Lao động Hàn Quốc tuyên bố: Mặc dù vẫn tiếp tục giữ nguyên các điểm chủ yếu của chính sách “Chế độ làm việc 69 giờ” (mỗi tuần làm 40 giờ, cộng với tối đa 29 giờ làm thêm được trả lương), nhưng phạm vi áp dụng chế độ này đã được thu hẹp, chỉ áp dụng cho các ngành nghề và loại công việc cá biệt. Còn cụ thể các ngành nào sẽ được thông báo sau. Đọc tiếp “Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?”

Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô”

Ảnh: The Economist

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Giới trẻ Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới để phản ánh cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực, nhất là với đòi hỏi mua nhà.

Theo một cơ quan giám sát ngôn ngữ Trung Quốc, một trong 10 từ thông dụng trên Internet ở nước này năm 2021 là “tang ping” [thảng bình], vốn nghĩa đen là “nằm thẳng”. Sự lan truyền của thuật ngữ có ý nghĩa chỉ lối sống buông xuôi không cần nỗ lực trên mạng ở Trung Quốc phản ánh sự bất lực của người trẻ trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trong xã hội. Đọc tiếp “Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô””

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Đọc tiếp “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”

Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp

Nguồn: “American society is so focused on race that it is blind to class”, The Economist, 2/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Sự kết thúc của chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học có thể là cơ hội để xây dựng một hệ thống tốt hơn

Chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học Mỹ có thể sắp kết thúc. Vào ngày 31 tháng 10, Tối cao pháp viện đã có hai phiên điều trần, trong đó các luật sư lập luận rằng những hành động cho phép các trường đại học ưu tiên những thí sinh thuộc một số chủng tộc hơn những thí sinh khác là vi phạm luật dân sự và Hiến pháp. Nếu nhìn vào cách đặt câu hỏi mang tính hoài nghi của các thẩm phán bảo thủ, những người nhờ Donald Trump mà hiện đang duy trì được thế đa số, thì vấn đề không phải là liệu các ưu tiên như vậy sẽ bị hạn chế, mà là liệu chúng có tồn tại được nữa hay không. Đọc tiếp “Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp”

Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Những công trình nghiên cứu về văn hóa – lịch sử Việt Nam nhìn từ bên ngoài được tổ chức dịch sang Việt ngữ và xuất bản trong 30 năm qua không nhiều, thiếu vắng sự hiện diện của nhiều nhà Việt Nam học lớn và các tuyến đề tài quan trọng.

Những công trình nghiên cứu của giới Việt Nam học quốc tế đã được dịch

Thời gian gần đây, độc giả trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dòng sách khoa học nhân văn và lịch sử, đặc biệt là dòng sử Việt. Các cơ sở xuất bản (gồm nhà xuất bản và công ty sách) ở Việt Nam đã cố gắng khai thác dịch mới, hoặc tái bản, một số công trình nghiên cứu của các nhà Việt Nam học liên quan đến Việt Nam. Đọc tiếp “Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Đọc tiếp “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc

Nguồn: Zhongwei Zhao và Guangyu Zhang, “The reality of China’s fertility decline”, East Asia Forum, 08/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc nới lỏng chính sách một con vào năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn chính sách này vào năm 2015 chỉ tạo ra một mức tăng nhỏ và tạm thời trong mức sinh của Trung Quốc. Tổng tỷ lệ sinh của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 1,6 ca sinh sống trên một phụ nữ vào năm 2017 xuống còn 1,3 ca vào năm 2020. Do sự thay đổi này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới là dưới 0,3% vào năm 2020.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định thực hiện chính sách ba con mới vào tháng 5 năm 2021. Những lo ngại lan rộng về mức sinh giảm và dân số giảm nhanh đã làm đảo lộn chính sách kéo dài nửa thế kỷ, ban đầu được thực hiện nhằm hạn chế quy mô dân số. Có một số điểm rất quan trọng khi xem xét mức sinh thấp và tốc độ tăng dân số của Trung Quốc, cũng như tác động của vấn đề này và cách xử lý chúng trong những thập niên tới. Đọc tiếp “Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc”

Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Dư Thu Vũ | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

1. Các đặc tính của văn hóa Trung Quốc

Rất nhiều học giả đã phát biểu về đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Tôi không tán thành phần lớn các ý kiến của họ. Nguyên nhân chỉ có một: những “đặc tính” họ tìm ra thì không có gì khác với các tính đặc thù thực sự của các nền văn hóa khác.

Ví dụ: “mạnh mẽ, đầy triển vọng”, “vươn lên không biết mệt mỏi”, “nội dung bao la mênh mông”, “tôn sư trọng giáo”, “khoan dung nhường nhịn”, “hậu đức tải vật”,[1] những thành ngữ này luôn được thay nhau dùng để khái quát các đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Thoạt xem dường như không có gì sai cả, nhưng một khi dịch ra tiếng nước ngoài thì rắc rối, vì trong những sách kinh điển của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cách nói tương tự, chẳng qua chúng ta trình bày bằng văn ngôn của Hán ngữ mà thôi. Đọc tiếp “Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc”

Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo

Nguồn: “Education in China is becoming increasingly unfair to the poor”, The Economist, 29/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Phương thức quản lý các gia đình bằng hộ khẩu ở Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở quốc gia này.

Sau khi trở thành thí sinh có điểm số cao nhất thủ đô trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc vào năm 2017, Xiong Xuan’ang đã được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn. Là con trai của hai nhà ngoại giao, anh Xiong thừa nhận rằng bản thân được nuôi dạy trong điều kiện lý tưởng không phải ai cũng có được. “Tất cả những thí sinh có điểm số thuộc hàng cao nhất hiện nay đều xuất thân từ các gia đình giàu có”, anh nói. “Học sinh đến từ những vùng nông thôn rất khó để vào được các trường đại học tốt”. Chia sẻ chân thật của Xiong nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng. Đọc tiếp “Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo”

Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Đọc tiếp “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”

Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2008, dư luận Mỹ xôn xao trước tin chính quyền bang Texas tiến hành điều tra nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong trang trại của giáo phái Fundamentalist Church of Latter Day Saints (FLDS) ở thị trấn El Dorado. Cảnh sát đã xông vào trang trại này sau khi nhận được yêu cầu xin giải cứu của một em gái 16 tuổi vừa sinh con với lão chồng 50 tuổi mà cô bé bị ép lấy (theo luật của bang Texas, phụ nữ dưới 16 tuổi không được phép kết hôn, dù được cha mẹ đồng ý). Họ giải cứu được 439 em gái dưới 18 tuổi và 60 phụ nữ, và tạm giữ 400 tín đồ để thẩm vấn.

Chủ trại là Warren Jeffs, trùm giáo phái FDLS, tháng 8/2006 từng bị Toà án bang Utah kết án 10 năm tù vì tội đồng loã hiếp dâm khi ép một cô gái 14 tuổi phải kết hôn với người anh họ 19 tuổi, gã này còn đang hầu toà ở bang Arizona về các tội khác. Viện cớ là “hậu duệ” của Chúa Jesus và Josepth Smith (người sáng lập đạo Mormon), do đó phải có nhiều vợ để bảo tồn “dòng máu linh thiêng”, Jeffs mới ngoài 50 tuổi đã có 70 vợ và hơn 100 con. Dư luận cho rằng lâu nay chính quyền địa phương đã làm ngơ để Jeffs công khai thực thi chế độ đa thê bất hợp pháp; họ đòi cấm giáo phái này. Năm 2011, Warren Jeffs bị kết án tù chung thân. Đọc tiếp “Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo”

Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc

Nguồn:The fruits of growth”, The Economist, 02/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Đầu tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc thông báo rằng họ đã xóa bỏ được tình trạng nghèo cùng cực trên cả nước. Thành tích này có quy mô thật ngoạn mục. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực trong bốn thập niên qua. Đó cũng là một chiến công của thời đại, như các phương tiện truyền thông nhà nước ghi nhận. Chưa bao giờ trong lịch sử của nước này tình trạng nghèo đói gần như bị xóa sổ như vậy.

Một trong những nơi cuối cùng được tuyên bố không còn đói nghèo nữa là Ziyun, một hạt ở tỉnh Quý Châu ở tây nam. Liang Yong, một dân làng phàn nàn: “Nói thẳng ra, đó là một lời nói dối”. Theo anh, cuộc điều tra chính thức về tình hình kinh tế của Ziyun chỉ làm lấy lệ. Các nhà lãnh đạo tỉnh đã đến làng của anh, đưa ra phán quyết rằng làng đã thoát nghèo và sau đó rời đi nhanh chóng. “Đó chỉ một show diễn. Trong thâm tâm chúng ta đều biết sự thật,” anh càu nhàu. Đọc tiếp “Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc”

Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Đọc tiếp “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Đọc tiếp “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Đọc tiếp “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Đọc tiếp “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”

Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?

Nguồn: David Brooks, “This Is How Scandinavia Got Great“, New York Times, 13/02/2020.

Biên dịch: Lê Lam

Hầu như tất cả mọi người đều ngưỡng mộ mô hình Bắc Âu. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có năng suất kinh tế cao, công bằng xã hội cao, niềm tin xã hội cao và mức độ hạnh phúc cá nhân cao.

Những người cấp tiến nói vì họ có chế độ phúc lợi hào phóng. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia này đạt điểm cao về gần như mọi phương diện của thị trường mở cửa tự do. Những người hạn chế nhập cư lưu ý rằng cho đến gần đây, họ là những xã hội thuần khiết về dân tộc. Đọc tiếp “Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?”

Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?

Tác giả: Katriina Pajari | Biên dịch: Việt Xuân

Khi nói về Trung Quốc, điều thường lặp lại trong các câu là: tăng cường kiểm duyệt và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi hành động để cổ vũ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh thần yêu nước, sự hài hòa và cư xử lịch sự.

Vì sao Trung Quốc quan tâm đến vấn đề đó? Bởi vì trong nước có khoảng trống giá trị, Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế nói. Trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính trị tư bản đã vượt xa lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến mức mọi người không còn biết phải tin cái gì nữa. Đọc tiếp “Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?”

Ba câu chuyện hiền tài

Tác giả: Hồ Anh Hải

Lời giới thiệu: Nhân dịp một bậc hiền tài là nhà giáo-nhà văn Phạm Toàn, vị “Thuyền trưởng” của Nhóm Cánh Buồm[1] vừa ra đi hôm 26/6/2019, chúng tôi đăng lại bài dưới đây của Hồ Anh Hải (có bổ sung).

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -từ lâu chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này vì nó được các nhà lãnh đạo và báo chí ta luôn nhắc tới. Nhưng ai là hiền tài của nước ta? Họ có được coi là “nguyên khí của quốc gia” không ? Ở ta và ở nước ngoài, hiền tài được đối xử như thế nào?

Xin kể ba chuyện dưới đây. Đọc tiếp “Ba câu chuyện hiền tài”