Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.
Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.
Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”