11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song

Tác giả: Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác. Continue reading “11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Dương Danh Huy, Massive Island-Building and International Law“, AMTI, 15/06/2015.

Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.

Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường. Continue reading “Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế”

VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?

Tác giả: Dương Danh Huy

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”. Continue reading “VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?”

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”