Tập Cận Bình là ai?

<> on September 4, 2014 in Beijing, China.

Nguồn: Andrew J. Nathan,  “Who Is Xi?“, New York Review of Books, 12/05/2016.

Người dịch: Phan Văn Song

Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua với tư cách là chủ tịch Trung Quốc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhân đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, vốn thấy ông ta do di sản gia đình và kinh nghiệm sống nhất định phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người nghĩ Tập Cận Bình tất phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình ông dưới thời cai trị của Mao. Cha ông, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Những khó khăn gay gắt đến mức ông được cho là đã cố để trốn thoát, nhưng bị bắt và đưa trở lại.

Continue reading “Tập Cận Bình là ai?”

TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?

519

Nguồn: François-Xavier Bonnet, “Archaeology and Patriotism: Long term Chinese Strateggies in the South China Sea“, Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, March 27 2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Nhiều tác giả của Trung Quốc nêu thời gian đoàn thám hiểm Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa  là năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ đưa ra bất kỳ tài liệu nào cho thấy chuyến đi này đã diễn ra.

Trên thực tế, tư liệu của Trung Quốc lại cho thấy chuyến đi đó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó là một chuyến đi bí mật nhiều thập kỷ sau để “cấy” bằng chứng khảo cổ ngụy tạo trên các đảo này nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Mưu chước tương tự cũng đã được áp dụng ở quần đảo Trường Sa: các bia chủ quyền năm 1946 trên thực tế đã được đặt sau đó 10 năm, vào năm 1956. Continue reading “TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea”, Asia Sentinel, 25/05/2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nơi sự việc diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km). Continue reading “Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông”

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”