Kim Jong-un là ai?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Who is Kim Jong-un?The New York Review of Books, 18/8/2016.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai má phúng phính và kiểu tóc loe của nhà cai trị trẻ tuổi Kim Jong-un xứ Bắc Triều Tiên, mối giao tình với cựu ngôi sao bóng rổ xăm trổ đầy mình Dennis Rodman, cùng nụ cười toe toét như trẻ vui đùa khi đứng trước những đợt phóng tên lửa, hết thảy kết hợp một cách kì dị với việc chế độ này quyết tâm nhấn chìm kẻ thù trong “biển lửa”. Những điểm đó làm cho phương Tây vừa có mối ác cảm vừa có thái độ giễu cợt đối với đất nước này. Nhiều người tiên đoán rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ không thể tồn tại lâu hơn được nữa, khi xét đến tình trạng đói nghèo ở khắp nước này, một hệ thống trại tù chuyên giết hại người vốn được khép vào tội ác chống nhân loại theo xác định của một uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc,[1] tình trạng tự cô lập kinh tế, đương đầu với hết thảy các nước láng giềng, cùng sự non nớt thiếu kinh nghiệm của lãnh tụ nước này. Continue reading “Kim Jong-un là ai?”

Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc

chinahist

Nguồn: Ian Johnson, “China’s memory manipulators”, The Guardian, 08/06/2016

Biên dịch: Đoàn Khương Duy

Giới cai trị của đất nước này không chỉ bưng bít lịch sử, họ còn tái tạo lịch sử nhằm phục vụ thời hiện tại. Họ biết rằng, trong một nhà nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu xảy ra khi quá khứ bị thách thức.

Khi tôi lần đầu đến Trung Quốc năm 1984, bạn đồng học ngoại quốc và tôi tại trường Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò cùng với cuốn sách hướng dẫn cũ. Có nhan đề Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Hướng dẫn toàn thư của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu năm 1968 tại Thuỵ Sĩ và có nhiều mô tả về các địa điểm văn hoá quan trọng được giới ngoại giao và học giả Pháp ghé thăm. Điều mấu chốt đối với chúng tôi là họ đã tập hợp thông tin hồi thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nói cách khác, những thông tin này ở thời điểm ngay trước khi Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hoá huỷ hoại hàng vạn nơi thờ phụng và địa điểm lịch sử ở khắp Trung Quốc. Chúng tôi tra một nơi ở Bắc Kinh và cưỡi xe đi để xem còn lại những gì. Continue reading “Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc”

Chân dung một Karl Marx đời thực

fd482c137fba5f5e01acb0e3d4f401ec

Nguồn: John Gray, “The Real Karl Marx“, New York Review of Books, 05/2013.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Jonathan Sperber cho rằng, theo nhiều cách, Marx là “một nhân vật nhìn về quá khứ”, người có tầm nhìn về tương lai được định khuôn theo những hoàn cảnh khác hoàn toàn so với bất kì hoàn cảnh nào phổ biến ngày nay:

Quan điểm của Marx trong vai trò một người có những ý tưởng định hình nên thế giới hiện đại giờ đã hoàn tất vai trò lịch sử của mình, và đã đến lúc cần một hiểu biết mới về ông như một khuôn mặt của một thời kì lịch sử trong quá khứ, một thời kì càng lúc càng cách xa chúng ta: thời đại của Cách mạng Pháp, của triết học Hegel, của những năm tháng đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá tại Anh và của nền kinh tế chính trị bắt nguồn từ đó.

Continue reading “Chân dung một Karl Marx đời thực”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản

 Close up of friends with circle of smart phones

Nguồn: Nicole M Aschoff, “The Smartphone Society”, Jacobin Magazine, 03/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như xe hơi đã định ra thế kỉ hai mươi, điện thoại thông minh đang tái định hình cách chúng ta sống và làm việc ngày nay.

Trong nhiều phương diện thì xe hơi là một món hàng quyết định của thế kỉ hai mươi. Tầm quan trọng của nó không bắt nguồn từ tính thục luyện kĩ nghệ hoặc độ phức tạp của dây chuyền sản xuất, mà thay vào đó bắt nguồn từ khả năng phản ánh và định hình xã hội. Những phương thức mà chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sử dụng và điều tiết xe hơi chính là cửa sổ giúp chúng ta hiểu được chủ nghĩa tư bản của thế kỉ hai mươi – một cái nhìn sơ bộ về cách mà phần xã hội, chính trị và kinh tế giao cắt và đụng độ nhau.

Ngày nay, trong một giai đoạn mà đặc trưng là sự tài chính hóa và toàn cầu hóa, trong đó “thông tin” nằm ở ngôi vua, thì ý tưởng về bất kì món hàng nào định nên thời đại này trông có vẻ lạ kì. Nhưng hàng hóa ngày nay không kém phần quan trọng, và mối quan hệ của con người với chúng vẫn còn là điều trọng tâm để hiểu được xã hội. Nếu xe hơi là nền tảng để nắm bắt thế kỉ trước, thì điện thoại thông minh chính là món hàng quyết định nên thời đại chúng ta. Continue reading “Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”