Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara. Continue reading “Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử”

Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài

RMB-with-Chinese-Knot

Nguồn: Francis Fukuyama, “Exporting the Chinese Model”, Project Syndicate, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc đối đầu lịch sử đang ngấm ngầm diễn ra giữa các mô hình phát triển cạnh tranh lẫn nhau – cụ thể ở đây là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù cuộc đối đầu này chỉ ngầm diễn ra trong tiềm thức của các bên tham gia, nhưng kết quả của nó sẽ là yếu tố quyết định vận mệnh của lục địa Á- Âu trong nhiều thập kỷ tới.

Hầu hết các nước phương Tây đều nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc đang từng bước giảm dần, từ trên 10% trong nhiều thập niên gần đây xuống dưới 7% vào thời điểm hiện tại (hoặc thậm chí có thể thấp hơn). Các nhà lãnh đạo nước này không ngồi yên mà đã tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường dựa trên sản xuất công nghiệp nặng sang một mô hình khác dựa trên tiêu dùng và dịch vụ nội địa. Continue reading “Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi

maxresdefault

Nguồn: The China Model: A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang WeiweiNew Perspective Quarterly, Vol 28, No. 4, Fall 2011.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Francis Fukuyama là thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”. Trương Duy Vi (, Zhang Weiwei) là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến ”. (Chú thích của THD: Trương Duy Vi từng là người thông dịch cho Đặng Tiểu Bình khi Đặng sang Mỹ).

Francis Fukuyama: Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của nhà nước Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Ở Phương Tây, người ta quen mô tả sự phát triển của các thể chế theo những chuẩn mực dựa trên thực tiễn Châu Âu, trong khi đó lại quên một sự thật: Trung Quốc là nơi đầu tiên mà nhà nước đã được hình thành, tức là khoảng 1700 – 1800 năm sớm hơn Châu Âu. Continue reading “Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”