Nguồn: Gary Saul Morson & Morton Schapiro, “Economics With a Humanities Face,” Project Syndicate, 28/07/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong một cuộc khảo sát năm 2006, giáo sư các trường đại học ở Mỹ được hỏi rằng sở hữu kiến thức trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thì tốt hơn hay là nên sở hữu kiến thức chỉ trong một lĩnh vực. Trong số các giáo sư tâm lý học tham gia khảo sát, có 79% tỏ ra hứng thú với việc nghiên cứu liên ngành, giống như 73% các nhà xã hội học và 68% các sử gia. Những người ít nhiệt tình nhất? Các nhà kinh tế học: chỉ 42% người được khảo sát cho biết họ đồng ý với nhu cầu hiểu thế giới thông qua một ống kính đa ngành. Như một nhà quan sát đã nói một cách thẳng thừng: “Các nhà kinh tế nghĩ rằng họ không có gì để học hỏi từ bất cứ ai khác.”
Trên thực tế, các nhà kinh tế học sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu họ mở rộng trọng tâm của mình. Nghiên cứu với đối tượng con người, kinh tế học có nhiều điều để học hỏi từ các ngành nhân văn. Điều đó không chỉ khiến các mô hình kinh tế học có thể thực tế hơn và dự đoán của nó có thể chính xác hơn, mà các chính sách kinh tế còn có thể hiệu quả hơn và công bằng hơn. Continue reading “Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?”