Tác giả: Hồ Nhân Ái
I. TỔNG QUAN
Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”