Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine

Nguồn: Peter Schroeder, “Putin Will Never Give Up in Ukraine,” Foreign Affairs, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây không thể thay đổi toan tính của Putin – họ chỉ có thể chờ ông ra đi.

Hai năm rưỡi sau khi Nga xâm lược Ukraine, người Mỹ vẫn giữ nguyên chiến lược chấm dứt chiến tranh: đặt ra cái giá đủ lớn cho Nga để tổng thống nước này, Vladimir Putin, phải quyết định rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng xung đột. Trong một nỗ lực thay đổi phép tính chi phí-lợi ích của Putin, Washington đã cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa việc ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga với giảm thiểu rủi ro leo thang. Dù cách tiếp cận này có vẻ hợp lý, nhưng nó dựa trên một giả định sai lầm: rằng suy nghĩ của Putin có thể thay đổi. Continue reading “Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Murky Meaning of Ukraine’s Kursk Offensive,” Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành công ngắn hạn không nhất thiết sẽ có tác động lâu dài.

Liệu cuộc phản công bất ngờ của Ukraine vào Nga là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến, hay một trò hề vô nghĩa, hay một bước đi sai lầm chiến lược của Kyiv? Về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng quan trọng vẫn là trung hạn đến dài hạn. Liệu nó có tác động sâu rộng nào đến chính sách của phương Tây đối với Nga nói chung và cuộc chiến ở Ukraine nói riêng hay không? Continue reading “Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?

Nguồn: Mick Ryan, “Can Ukraine Get Back on the Offensive?”, Foreign Affairs, 08/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuối năm 2023, quân đội Nga đã có cơ hội để thay đổi cục diện chiến tranh ở Ukraine. Lực lượng mặt đất của Kyiv đã kiệt sức trong cuộc phản công ở phía nam. Ukraine thiếu đạn dược và hệ thống đánh chặn phòng không, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếp tế. Cùng với đó, dự luật gây tranh cãi về việc mở rộng lệnh động viên quân sự bị trì hoãn ở quốc hội Ukraine, khi tình trạng thiếu nhân lực của Kyiv trở nên trầm trọng. Dự luật chỉ được thông qua vào tháng Tư sau nhiều tháng tranh luận và có hiệu lực vào tháng Năm. Tại Mỹ, sự ủng hộ dành cho Ukraine đang bị chia rẽ theo đảng phái, khiến gói viện trợ 61 tỷ USD bị trì hoãn tại Quốc hội. Continue reading “Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?”

Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?

Nguồn: Julian G. Waller, “Putin the Resilient,” Foreign Affairs, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc dự đoán sự sụp đổ chế độ ở Nga là suy nghĩ viển vông.

Chế độ chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo ngày hôm nay khác với chế độ khi ông bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022. Nga đã là một quốc gia chuyên chế suốt nhiều năm, với các cuộc bầu cử quốc gia nghiêng hẳn về đảng của Putin, và giới tinh hoa cầm quyền được kết nối thông qua mạng lưới những người bảo trợ lâu năm. Nhưng kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã trở thành một chế độ chuyên chế theo chủ nghĩa cá nhân thực sự, với quyền lực không được kiểm soát nằm gọn trong tay một người – Putin – trong khi các thể chế chính trị còn lại của đất nước bị đẩy xuống các vị trí phụ thuộc trong hệ thống phân cấp chuyên chế. Continue reading “Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?”

Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh

Nguồn: Andreas Umland, “Ukraine’s Invasion of Russia Could Bring a Quicker End to the War,” Foreign Policy, 09/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những mục đích của chiến dịch bất ngờ này có thể là để Kyiv đạt được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.

Chỉ trong vòng 4 ngày, cuộc chiến Nga-Ukraine đã thay đổi đáng kể. Cuộc xâm nhập của lực lượng Ukraine vào khu vực Kursk của Nga đã nhanh chóng trở thành chiến thắng lãnh thổ lớn nhất kể từ các cuộc phản công thành công của Ukraine ở Kharkiv và Kherson vào mùa thu năm 2022. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu lực lượng Nga bị dàn mỏng và được trang bị kém có thể ngăn chặn được cuộc tiến công của Ukraine hay không, khi báo cáo về các đoàn quân tiếp viện Nga bị thiêu cháy gợi nhớ đến những ngày đầu của cuộc chiến. Continue reading “Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh”

Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?

Nguồn: Elisabeth Braw, “Is Russia Trying to Poison Finland’s Water?,” Foreign Policy, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những vụ đột nhập tại các nhà máy xử lý nước là một ví dụ điển hình của chiến dịch vùng xám. Người Phần Lan có thể không bao giờ biết ai đã làm điều đó, nhưng họ phải biết chống lại nỗi sợ.

Mùa hè này, những kẻ xâm nhập bí ẩn đã đột nhập vào các tháp nước và nhà máy xử lý nước của Phần Lan. Chúng không lấy đi bất cứ thứ gì, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sẽ không có gì để trộm cả. Tuy nhiên, vẫn có những lý do khác khiến người ta muốn đột nhập vào các nhà máy xử lý nước: để do thám cho các cuộc tấn công trong tương lai – hoặc khiến công chúng lo lắng về độ an toàn của nước trong vòi của họ. Bằng cách vô hiệu hóa quá trình xử lý nước hoặc thêm chất gây ô nhiễm, kẻ xâm nhập có thể biến chất lỏng mang lại sự sống thành nguồn gieo rắc bệnh tật. Continue reading “Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?”

Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?

Nguồn:How China and Russia could hobble the internet”, The Economist, 11/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách đây không lâu, một bộ phận của chính phủ Anh đã yêu cầu RAND Europe, một tổ chức tư vấn tại Cambridge, Anh, tiến hành nghiên cứu về cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển. Tổ chức tư vấn này đã nghiên cứu các bản đồ công khai về cáp internet và cáp điện. Họ phỏng vấn các chuyên gia và tổ chức phỏng vấn theo các nhóm tập trung. Giữa quá trình, Ruth Harris, trưởng dự án, nhận ra rằng bà đã vô tình khám phá ra nhiều chi tiết nhạy cảm có thể bị Nga hoặc các đối thủ khác khai thác. Khi bà tiếp cận bộ phận chính phủ giấu tên, họ đã rất sốc. Bà Harris nhớ lại phản ứng của họ: “Ôi trời ơi. Đây là bí mật.” Khi biết rằng nhóm của bà Harris được tập hợp từ khắp châu Âu, họ yêu cầu nhóm phải được thay đổi, bà nói: “Vấn đề này chỉ người Anh mới được phép tiếp cận.” Continue reading “Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?”

Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Derek Grossman, “Russia Is a Strategic Spoiler in the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh và Washington tranh giành quyền bá chủ, Moscow vẫn có ảnh hưởng đáng gờm.

Dù phần lớn chính sách đối ngoại của Nga đang tập trung vào Trung Đông, Châu Phi, và kể từ tháng 2/2022 là việc chinh phục Ukraine, Moscow gần đây đã cho thấy rằng họ vẫn có sự hiện diện đáng gờm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc, Triều Tiên, và Việt Nam để củng cố các quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Ngoài ra, Putin cũng gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moscow, trong một cuộc gặp mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi là “một đòn giáng tàn khốc vào những nỗ lực hòa bình.” Continue reading “Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?

Nguồn: Jakub Grygiel, “Will Europe’s Front-Line States Have Enough Soldiers to Fight?,” Foreign Policy, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình nhân khẩu học tồi tệ và việc di cư dễ dàng tạo ra một thách thức nghiêm trọng nếu Nga tấn công.

Liệu các quốc gia tiền tuyến phía đông của Liên minh châu Âu có thể đánh trả như Ukraine nếu Nga tấn công họ? Thật không may, đây không còn là một kịch bản giả định nữa: Hầu như không ngày nào trôi qua mà không có một quan chức chính phủ hay học giả Nga lên tiếng đe dọa Ba Lan, Phần Lan, hoặc các nước vùng Baltic bằng các cuộc tấn công tên lửa, hoặc xâm lược, hoặc cả hai. Bằng lời nói và cả hành động, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện rõ rằng ông muốn khôi phục đế chế châu Âu trước đây của Moscow. Continue reading “Liệu các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện

Nguồn: “The Xi-Putin partnership is not a marriage of convenience”, The Economist, 14/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tháng 3 năm ngoái, khi chia tay Vladimir Putin trước cửa Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một lời chia sẻ với tổng thống Nga. Sử dụng cụm từ “bách niên biến cục,” tức là một sự thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự thế giới, ông Tập nói: “Chúng ta hãy cùng nhau thúc đẩy điều đó.” Ngày 16/5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần thứ 43. Nga đã trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và có những dấu hiệu cho thấy liên kết quân sự cũng sâu sắc hơn. Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, Mỹ đã hai lần thắt chặt trừng phạt đối với thương mại Trung-Nga. Chính phủ của ông Tập phản ứng giận dữ, kêu gọi phương Tây “ngưng bôi nhọ và kiềm chế Trung Quốc.” Continue reading “Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện”

Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay

Nguồn: Phùng Thiệu Lôi, “冯绍雷:当今中、美、俄三边关系的主要问题”, Aisixiang, 20/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trên thực tế, vẫn luôn có nhiều tranh cãi trong giới học thuật về thuật ngữ “quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga”. Trước hết, quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay có phải là tam giác đối địch giữa Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh không? Tác giả cho rằng có rất nhiều điểm khác biệt. Dù là ý chí chủ quan hay cấu trúc môi trường khách quan thì cũng đều đã trải qua những thay đổi mang tính căn bản. Đây cũng có thể là lý do khiến mọi người thích dùng “quan hệ ba bên” hay “quan hệ tam phương” hơn là “quan hệ tam giác” với hàm ý mang tính đối đầu chiến lược. Vấn đề mấu chốt là hy vọng có sự khác biệt ở đây. Continue reading “Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk và Eliot A. Cohen, “‘A Theory of Victory for Ukraine”, Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Với viện trợ và lối tiếp cận đúng, Kyiv vẫn có thể giành chiến thắng

Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ thêm cho Ukraine ngay trong thời điểm then chốt. Vào cuối tháng Tư, ngay trước khi gói viện trợ được thông qua, đất nước bị chiến tranh tàn phá này đã cạn kiệt lượng đạn dự trữ cuối cùng và phải phân phối hạn chế đạn pháo – hậu quả là các lực lượng Ukraine bắt đầu mất dần lãnh thổ. Gói viện trợ 60 tỷ USD hiện đang được đổ vào Ukraine sẽ giúp khắc phục những bất cập này, mang đến cho Kyiv cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. Gói viện trợ này cũng đóng vai trò như một cú hích tâm lý lớn, mang lại cho người Ukraine sự tự tin mới rằng họ sẽ không bị đối tác quan trọng nhất của mình bỏ rơi. Continue reading “Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine”

Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài

Nguồn: Gideon Rachman, “The relationship between Xi and Putin is built to last,” Financial Times, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc đối đầu với kẻ thù chung – Mỹ – sẽ ngăn căng thẳng giữa Trung Quốc và Nga bùng phát.

Trên hết, danh tiếng “thiên tài ngoại giao” của Henry Kissinger đã được xây dựng dựa trên một thành tựu: việc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào đầu những năm 1970.

Được đàm phán trong bí mật và sau đó được công bố khiến cả thế giới phải sửng sốt, việc Mỹ mở cửa quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn động lực của Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đột nhiên trông bị cô lập hơn nhiều. Continue reading “Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài”

Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’

Nguồn: David Pierson & Paul Sonne, “Putin Will Visit Xi, Testing a ‘No Limits’ Partnership’” The New York Times, 15/5/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tuần này, khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đón Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đến thăm, hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hai nhà lãnh đạo chuyên chế này tuyên bố hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác “không giới hạn” nhằm đẩy lùi những gì họ cho là sự bắt nạt và can thiệp của Mỹ.

Những thách thức ngày càng tăng đến từ phương Tây đang thử thách những giới hạn của mối quan hệ đối tác đó. Continue reading “Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

“Chúng ta có thể làm gì?

Khác với người Ukraine, người Nga không thể đăng nhập vào Amazon ở Ba Lan rồi mua máy bay không người lái. Nhưng ở Trung Quốc, những người Nga tìm kiếm linh kiện có thể hoạt động khá công khai, theo lời các thương nhân ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Ukraine, cũng như các nguồn tin ngoại giao châu Âu.

Andrew (tên giả), một công dân Trung Quốc ở độ tuổi 40, đang là doanh nhân điều hành một công ty sản xuất máy bay không người lái ở Trung Quốc chuyên chế tạo các phương tiện bay không người lái được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Chúng thường được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhưng khả năng hoạt động bền bỉ của chúng cũng có nghĩa là chúng có thể dễ dàng được tái sử dụng cho các khu vực xung đột. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thiết bị điện tử dân dụng từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã tìm đường ra chiến trường.

Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine hồi tháng 2/2022, các công ty phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga. Nhưng nhiều công ty khác lại nhìn thấy cơ hội.

Hai tháng sau cuộc xâm lược, trong lúc Amazon, Apple, và những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ đang bận rộn thoát khỏi Nga, Hank, một người bán linh kiện điện tử trực tuyến tại quê hương Trung Quốc của mình, đã đăng ký làm người bán trên Ozon.ru, một nền tảng thương mại điện tử của Nga. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)”