‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”