#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh

top-5-nha-tho-o-viet-nam-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-nhat-4

Nguồn: Ronald H. Spector (2013). “Phat Diem: Nationalism, Religion, and Identity in the Franco–Viet Minh War”, Journal of Cold War Studies, Vol. 15, No. 3, pp. 34–46.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler đến một chiến trường giữa Pháp và Việt Minh ở thị trấn Phát Diệm tại rìa phía nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng cách Hà Nội 120 dặm về phía đông nam. Ông miêu tả khu vực như sau: Continue reading “#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972

Nguồn: Yafeng Xia (2006). “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement, January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006, pp. 3–28

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: 94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 

Các học giả phương Tây từ lâu cho rằng có sự phản đối ở các cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại các nỗ lực của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhằm tiếp cận Hoa Kỳ.[1] Các văn bản và tư liệu của những người tham gia trực tiếp được xuất bản ở Trung Quốc suốt hai thập niên qua khiến lập luận này trở nên đáng ngờ.  Các nguồn mới bằng tiếng Hoa trái ngược với tin đồn cho rằng lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ trong vấn đề xích lại gần với Hoa Kỳ – những tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lý giải của Henry Kissinger đối với cách Mao miêu tả Lâm Bưu trong một lần gặp Richard Nixon vào tháng 2-1972. Continue reading “#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972”

#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon

Nguồn: Pierre Asselin (2011). “Revisionism Triumphant: Hanoi’s Diplomatic Strategy in the Nixon Era”, Journal of Cold War Studies, Vol. 13, No. 4, (Autumn), pp. 101-137.

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Giới thiệu

Tiếp nối sự khởi đầu mạnh mẽ của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vào mùa xuân năm 1965, các lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN – Đảng Cộng sản), cơ quan dẫn dắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH, tức Bắc Việt Nam) sau khi đất nước chia cắt năm 1954, đã thề sẽ đánh bại “quân xâm lược” ngoại bang cũng như “tay sai” của chúng ở miền Nam Việt Nam cho đến khi họ đạt được “thắng lợi hoàn toàn” và “giải phóng” miền Nam.[1] Continue reading “#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon”