Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong danh mục Mười cuốn sách lớn (xuất bản tại Trung Quốc) năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố, xếp đầu bảng là cuốn sách 丧家狗——我读《论语》 Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ”.

Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách. Continue reading “Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?”

Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”

Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không? Continue reading “Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?

35_Confucius

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Số phận long đong của học thuyết Khổng Tử

Khổng Tử và học thuyết của ông – Nho giáo – từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.

Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?”

Khổng Tử – Người sáng lập nền Nho giáo

confucius

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 13/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khổng Tử là một triết gia người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn. Các môn đồ của ông đã ghi chép lại những bài giảng của Khổng Tử trong cuốn Luận Ngữ. Trong thế kỷ thứ hai trước công nguyên, đạo Khổng trở thành triết học chính thức của Trung Hoa. Các quan chức triều đình buộc phải vượt qua một bài thi về những tư tưởng của Khổng Tử mới có thể ra làm quan. Những triết lý của ông về chính quyền, trật tự xã hội, và mối quan hệ giữa người với người là nền tảng của cuộc sống và văn hóa Trung Hoa cho đến tận thế kỷ 20. Những triết lý này vẫn giữ được tầm quan trọng ở Đông Á, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Trung Quốc.

Khổng Tử sống ở thời nhà Chu, một thời kỳ của những cuộc xung đột chính trị – xã hội, còn được gọi là thời Chiến quốc. Cho tới năm 50 tuổi, ông giữ nhiều chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Với hy vọng trở thành một vị quan triều đình, ông chuyển tới nước Tề hùng mạnh. Continue reading “Khổng Tử – Người sáng lập nền Nho giáo”