Đổi mới II: Pháp quyền và tính chính danh của Nhà nước ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Việt Nam có cơ hội để xác định một mô hình phát triển tự do hóa thế hệ tiếp theo.

Sự phát triển kinh tế Việt Nam kể từ những cải cách của Đổi Mới 1986 là một mô hình tiến bộ đối với các nước thành viên ASEAN khác. Từ năm 2000, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đã đạt mức bình quân 6,4%, đưa quốc gia này trở thành quốc gia đạt ngưỡng thu nhập trung bình với tốc độ ấn tượng. Là thị trường mới nổi, với lộ trình chính sách nhất quán, cùng các tham vọng kinh tế làm cho Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, là nguồn tài trợ cho sự tiến bộ nhanh chóng qua các giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên, quá trình hiện thực hóa tiềm năng kinh tế của Việt Nam còn có thể được đẩy mạnh hơn nữa bằng cách tăng cường các biện pháp chống tham nhũng. Chống tham nhũng là việc rất quan trọng để đảm bảo tính chính danh của các đảng chính trị và các thể chế nhà nước, nhưng những nỗ lực đó trở nên yếu đi nếu không có luật pháp nhất quán và minh bạch. Continue reading “Đổi mới II: Pháp quyền và tính chính danh của Nhà nước ở Việt Nam”

Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Suy giảm tăng trưởng vì sự thất bại của doanh nghiệp nhà nước là mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

Chính quyền Việt Nam đã trung thành với đường lối cải cách kể từ Đổi mới năm 1986, tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sau một thập niên hậu chiến thất bại với chính sách kế hoạch hóa. Việc tự do hóa thị trường, giảm các rào cản mậu dịch, loại bỏ các chương trình phân bổ cứng nhắc và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, giải phóng các tiềm năng sản xuất trong khu vực tư nhân. Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp  nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa”