#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh

rothschild

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Rothschild Formula”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 11.

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Sự trỗi dậy của gia tộc Rothschild ở châu Âu; truyền thống của các nhà tài chính trong việc thu lợi từ cả hai phía của xung đột vũ trang; công thức chuyển chiến tranh thành nợ và chuyển nợ quay ngược lại chiến tranh.

Cho đến giờ chúng ta đã theo sát các nhà khoa học chính trị và tiền tệ trong chủ đề về tiền cùng với lịch sử thao túng nó. Bây giờ ta sẽ vòng lại một chút dọc theo con đường song song để xem xét cùng khung cảnh lịch sử đó dưới một góc độ khác. Continue reading “#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”