27/09/1540: Dòng Tên được thành lập

Nguồn: Jesuit order established, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1540, tại Rome, Dòng Chúa Jesus, hay Dòng Tên – một tổ chức truyền giáo Công giáo La Mã – nhận được điều lệ từ Giáo hoàng Paul III. Dòng Tên đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại phong trào Kháng Cách và cuối cùng đã thành công trong việc đưa hàng triệu người trên khắp thế giới cải đạo sang Công giáo.

Phong trào Dòng Tên được thành lập bởi Ignatius de Loyola, một người lính Tây Ban Nha sau này trở thành linh mục, vào tháng 08 năm 1534. Những tín đồ Dòng Tên đầu tiên – Ign Ignusus và sáu học trò của ông – đã thề sống cuộc đời nghèo khổ và khiết tịnh, đồng thời lên kế hoạch cho việc cải đạo người Hồi giáo sang Công giáo. Nếu việc du hành đến Thánh địa Jerusalem là không khả thi, họ thề sẽ hiến dâng bản thân mình cho Giáo hoàng để thực hiện sứ mệnh của ngài. Continue reading “27/09/1540: Dòng Tên được thành lập”

Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?

Nguồn: What is Good Friday?, The Economist, 05/11/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Ngô Việt Nguyên

Đối với hàng trăm triệu Ki-tô hữu trên khắp thế giới, Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday, hay ngày Thứ sáu Tốt lành – ND) là ngày thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Đó là dịp họ tưởng nhớ và đôi khi diễn lại việc Giê-su bị đóng đinh. Ở Rome, có một cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Giáo Hoàng, với 14 chặng của bi kịch đau đớn được tưởng nhớ. Còn những người Ki-tô hữu dòng Chính thống, những người sẽ đón lễ Phục sinh theo ngày khác, sẽ đánh dấu dịp này với những nghi lễ hoành tráng. Nhưng ngoại trừ điều hiển nhiên rằng nó sẽ dẫn đến sự Phục sinh của Giê-su hai ngày sau, nhiều Kitô hữu không hiểu rõ ý nghĩa chính xác bi kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Continue reading “Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?”

Đức tin Baha’i là gì?

Nguồn:The Baha’i faith”, The Economist, 20/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nở rộ khắp thế giới, thế nhưng đức tin này lại phải đối mặt với sự đàn áp tại quê nhà.

Thành phố Haifa của Israel đang có những ngày bận rộn. Vào ngày 16 tháng 4, trong những con hẻm xung quanh bến cảng, những người Thiên chúa giáo đón chào Lễ Phục Sinh. Ngày trước đó, người Do Thái địa phương đã thực hiện nghi lễ tại các giáo đường Do Thái vào ngày Lễ Vượt Qua của riêng mình. Và từ ngày 20 tháng 4, một cộng đồng nhỏ người Baha’i sẽ bắt đầu Ridvan, lễ hội quan trọng nhất của họ. Người Baha’i ở Haifa không đơn độc. Mặc dù có nền móng tại thành phố Haifa, tôn giáo này tự hào có hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới. Vậy các tín đồ Baha’i, họ là ai? Continue reading “Đức tin Baha’i là gì?”

Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?

20140705_blp511 

Nguồn:Why the French are so strict about Islamic head coverings“, The Economist, 06/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Pháp đã thở phào nhẹ nhõm vào ngày 01/07/2014 khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu duy trì lệnh cấm năm 2010 của quốc gia này về việc không được dùng mạng che toàn bộ khuôn mặt tại nơi công cộng. Lệnh cấm này được ban hành sau một phán quyết khác vào tháng 6/2014 của một tòa phúc thẩm hàng đầu của Pháp yêu cầu rằng một nhà trẻ nội trú tư thục có đủ thẩm quyền để sa thải bất cứ nhân viên nào từ chối cởi khăn trùm đầu Hồi giáo của mình tại nơi làm việc. Tại Pháp, những quy định như vậy tạo ra tương đối ít tranh cãi. Tuy nhiên, chúng thường được hiểu lầm ở những nước mà nền đa văn hoá tự do là một điều đã được xác lập. Tại sao người Pháp lại vô cùng nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo như vậy? Continue reading “Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?”

Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển

weber

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Lời mở đầu

Max Weber là một trong ba nhà triết học có khả năng giải thích cho chúng ta một cách cặn kẽ nhất về hệ thống kinh tế đặc thù có tên gọi Chủ nghĩa tư bản (Karl Marx và Adam Smith là hai người còn lại).

Sinh ra tại Erfurt, Đức vào năm 1864, Weber lớn lên trong bối cảnh đất nước của ông chấn động bởi những biến chuyển mạnh mẽ bắt nguồn từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các thành phố bùng nổ diện tích, những công ty lớn được hình thành, một thế hệ lãnh đạo quản lý mới dần thay thế sự thống trị của tầng lớp quý tộc cũ. Continue reading “Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”