Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa

1463365853390

Nguồn: Ma Jian, “A Son of the Cultural Revolution”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến tháng 5 năm 2016 này là tròn 50 năm Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc – một thập niên đầy những hỗn loạn, bức hại và bạo lực – nhân danh hệ tư tưởng và nhằm mở rộng quyền lực cá nhân của Mao. Tuy nhiên, thay vì phản ánh di sản tiêu cực của sự kiện đó, chính quyền Trung Quốc lại hạn chế tất cả các thảo luận xoay quanh chủ đề này. Trong khi đó người dân Trung Quốc, tập trung vào sự sung túc nhờ những cải cách định hướng thị trường được thực hiện trong ba thập niên qua, đã bằng lòng với quyết định đó của chính phủ. Song, đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành các đợt thanh trừng mạnh tay và tạo ra sự sùng bái cá nhân của riêng mình, thì việc chôn vùi quá khứ sẽ không còn vô hại nữa. Continue reading “Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa”

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”