Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “General’s smile hints at changes in China power balance,” Nikkei Asia, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức quân sự cấp cao đã trở lại vị trí hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Quân nhân, đặc biệt là những người trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, những người tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản, thường để lại ấn tượng là những người vô cảm hoặc hay cau mày mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Continue reading “Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi”

Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’,” Nikkei Asia, 29/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

Mùa hè vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là “cuộc nổi loạn chống lại nhà cải cách Tập Cận Bình” đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, dẫn đến một bước lùi cho nhà lãnh đạo tối cao và các đồng minh của ông.

Diễn biến chính trị cực kỳ bất thường này đã diễn ra trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20. Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7. Continue reading “Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3”

Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí bầu Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư mới của Đảng, đánh dấu một bước ngoặt trong nền chính trị Việt Nam. Sự thay đổi lãnh đạo quan trọng này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nền chính trị đất nước. Một số nhà quan sát Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu ông Lâm, một tướng an ninh và cựu bộ trưởng công an, có áp dụng các khuynh hướng chuyên chế và đưa đất nước đi theo con đường tương tự như của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Continue reading “Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?”

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s draft Internet ID law sparks ‘1984’ fears,” Nikkei Asia, 08/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những lời chỉ trích đã lan truyền trên mạng rồi đột ngột biến mất vào đêm trước mật nghị Bắc Đới Hà.

Động thái của Trung Quốc nhằm giới thiệu hệ thống định danh Internet quốc gia đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là trên mạng xã hội, với những người chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ chỉ tiếp tục bóp nghẹt ý kiến của cư dân mạng.

Cuộc tranh cãi xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi cuộc họp thường niên Bắc Đới Hà của các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm và lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển ở tỉnh Hà Bắc. Continue reading “Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc”

Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s new 2029 reform goal shows Xi Jinping is worried,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mục tiêu mới cũng có thể là canh bạc sẽ giúp Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ sau khi phân tách kinh tế khỏi Mỹ.

Hồi tuần trước, cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm thất vọng phần lớn khán giả toàn cầu, những người đang mong đợi các sáng kiến chính sách lớn được thiết kế để vực dậy nền kinh tế ốm yếu nói chung và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nói riêng. Continue reading “Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng”

Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military purges put Xi Jinping’s singer-wife in the spotlight,” Nikkei Asia, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có nhiều đồn đoán về việc liệu Bành Lệ Viện có đang giúp Tập Cận Bình kiểm soát quân đội Trung Quốc hay không.

Trong lúc nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết “những thách thức phức tạp” mà các chỉ huy quân sự hàng đầu của ông gây ra, có lẽ ông sẽ dựa nhiều hơn vào một phụ tá lâu năm là người vợ Bành Lệ Viện.

Hai diễn biến gần đây đã gợi ý về điều này. Đầu tiên là việc khai trừ hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Continue reading “Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”

Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The ulterior motive behind Xi Jinping’s latest military reforms,” Nikkei Asia, 25/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định tái tổ chức Lực lượng Chi viện Chiến lược cho thấy Tập đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư.

Chỉ mất 9 năm để Lực lượng Chi viện Chiến lược của Trung Quốc – từng được ca ngợi là “đơn vị tương lai” khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái tổ chức quân đội lần trước – biến mất.

Một bài bình luận lan truyền trên mạng internet Trung Quốc đã gọi lực lượng bị giải tán là đơn vị quan trọng “tồn tại ngắn nhất” trong lịch sử Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài viết chỉ ra rằng lực lượng được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 – trở thành một thực thể ngang hàng với Lục quân, Hải quân, Không quân, và Quân chủng Tên lửa – đã “biến mất khỏi vũ đài lịch sử” trong một đợt tái tổ chức quân sự mới được công bố vào thứ Sáu (18/04/2024). Continue reading “Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình”

Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Hong Kong’s lost freedom shows Xi Jinping’s priorities,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cố Đồng La Loan Thư Điếm là điềm báo về nguyên tắc “an ninh là trên hết” của chế độ Tập Cận Bình.

Trung Quốc đang hướng tới một nền kinh tế cởi mở hơn? Hay họ muốn ưu tiên an ninh quốc gia? Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt khi cân nhắc tình hình Trung Quốc ngày nay.

Trong khi chế độ cộng sản chủ trương “mở cửa nền kinh tế với tiêu chuẩn cao” để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, họ cũng đang thúc đẩy việc hiện thực hóa an ninh quốc gia kiểu Trung Quốc, trong đó “an ninh chính trị” và “an ninh chế độ” là các ưu tiên hàng đầu, vượt trên các chính sách khác, bao gồm cả các chính sách kinh tế. Continue reading “Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình”

Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Putin honeymoon at risk as Chinese flood into Russia,” Nikkei Asia, 21/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử đã ghi lại việc người Ukraine bị lợi dụng để đối trọng với sự hiện diện của người Trung Quốc.

Dù đã kéo dài khá lâu, nhưng quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin vẫn diễn ra tốt đẹp.

Để chứng tỏ điều này, Chủ tịch Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện mừng tới người đồng cấp Nga ngay sau khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối tuần qua. Continue reading “Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga”

Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời. Continue reading “Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?

Nguồn: Craig Singleton, “Beijing’s Post-Election Plan for Taiwan,” Foreign Policy, 27/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự kiến Trung Quốc sẽ tăng cường chiến tranh chính trị.

Thoạt nhìn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào tháng trước trông giống như một sự phản đối rõ ràng đối với chương trình nghị sự thống nhất mang tính cưỡng bức của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh không ngừng gọi Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan là “kẻ ly khai,” cử tri hòn đảo đã kéo dài thời gian nắm quyền của DPP thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, chưa từng có tiền lệ. Các tờ báo quốc tế hả hê nói rằng cuộc bầu cử là một “bước lùi” lớn đối với Trung Quốc, bên đã cảnh báo rằng việc bỏ phiếu cho DPP tương đương với việc bỏ phiếu cho chiến tranh với đại lục. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn coi chiến thắng của DPP là một hành động thách thức của người dân Đài Loan, bác bỏ khẳng định của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm mới gần đây, rằng việc thống nhất Trung Quốc và Đài Loan là “không thể tránh khỏi.” Continue reading “Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?”

Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Can Xi Jinping’s ‘buy new products’ campaign fix China’s economy?, ”Nikkei Asia, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ Tập nên học hỏi từ nhà sáng lập huyền thoại của Wahaha.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn người Trung Quốc đi mua sắm nhiều hơn. Trong cuộc họp kinh tế quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức hồi tuần trước, ông đã liên tục đề cập đến việc người dân nên mua sản phẩm mới để thay thế sản phẩm cũ.

Theo Tân Hoa Xã, ông nói với Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương rằng: điều quan trọng là phải “thúc đẩy một đợt đổi mới thiết bị và trao đổi hàng tiêu dùng quy mô lớn.” Continue reading “Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình”

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi and Putin share a trait – they cannot show weaknessNikkei Asia, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp kinh tế quan trọng của Trung Quốc đang bị hoãn lại cho đến khi Tập cảm thấy mình có thể thể hiện sức mạnh.

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhiều khả năng, lý do khiến ông làm vậy là vì ông biết Putin sẽ không ngần ngại khen ngợi chế độ của Tập trước chuỗi ngày nghỉ lễ dài. Không có nhà lãnh đạo của một cường quốc nào khác sẽ làm như vậy. Continue reading “Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình”

Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Balance of power between Xi’s top two aides is tipping,” Nikkei Asia, 25/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các diễn biến kịch tính sau trận lụt Hà Bắc mùa hè năm ngoái cho thấy Thái Kỳ có thể đã vượt qua Lý Cường.

Sau hơn một thập niên thâu tóm quyền lực với mức độ chưa từng có, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện chỉ có hai phụ tá nổi bật, được ông trọng dụng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai phụ tá đó chính là nhân vật phụ trách an ninh quốc gia, Thái Kỳ, 68 tuổi, và Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, bao gồm bảy thành viên và đứng đầu là Tập, 70 tuổi. Continue reading “Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập”