Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay

Nguồn: Nicholas Davis, “Learning from Martin Luther About Technological Disruption”, Project Syndicate, 31/10/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây năm trăm năm, Martin Luther đã sử dụng công nghệ in để thúc đẩy cuộc tranh luận về “giấy xá tội” (indulgences) của Giáo hội. Thực tế rằng những nỗ lực của ông đã khởi đầu một trong những giai đoạn chia rẽ nhất của lịch sử châu Âu nên trở thành một lời nhắc nhở rằng mặc dù công nghệ có thể hỗ trợ tranh luận mang tính xây dựng nhưng nó cũng có thể kích động xung đột bạo lực.

Năm trăm năm trước đây, một mục sư ít tiếng tăm và là giảng viên đại học về thần học đã làm một điều không có gì đáng chú ý đối với thời đại của ông: ông đã đóng một bản kiến nghị lên một cánh cửa, đòi hỏi một cuộc tranh luận học thuật đối với việc bán “giấy xá tội” của Giáo hội Công giáo, với lời hứa hẹn rằng người mua giấy hoặc người bà con của họ sẽ phải dành ít thời gian hơn trong luyện ngục (purgatory) sau khi họ qua đời. Continue reading “Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Why Tax Cuts for the Rich Solve Nothing,” Project Syndicate, 27/07/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù các nhà tài phiệt cánh hữu của Hoa Kỳ có thể bất đồng về cách xếp hạng các vấn đề chính của đất nước – ví dụ như bất bình đẳng, tăng trưởng chậm, năng suất thấp, nghiện thuốc phiện, các trường học tồi tàn, và cơ sở hạ tầng xuống cấp – giải pháp của họ lúc nào cũng giống nhau: giảm thuế và bãi bỏ quy định, để “khuyến khích” các nhà đầu tư và “giải phóng” nền kinh tế. Tổng thống Donald Trump đang trông đợi vào gói cứu trợ này để làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Gói giải pháp này sẽ không có tác dụng, bởi vì nó chưa bao giờ có tác dụng. Khi thử nghiệm nó vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan tuyên bố rằng nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên. Nhưng thay vào đó, tăng trưởng đã chậm lại, nguồn thu từ thuế giảm, và giới công nhân phải chịu nhiều khó khăn. Những người chiến thắng lớn xét một cách tương đối là các tập đoàn và người giàu, những người được hưởng lợi từ thuế suất giảm mạnh. Continue reading “Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích”

‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi

Nguồn: Bernard Haykel, “Saudi Arabia’s Game of Thrones,” Project Syndicate, 24/06/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi vừa thay thế Muhammad bin Nayif, 57 tuổi, bằng người con trai 31 tuổi của ông, Mohammed bin Salman, làm thái tử, hoàn tất một quá trình tập trung hóa quyền lực bắt đầu với việc Quốc vương Salman lên ngôi vào tháng 1 năm 2015.

Thái tử Mohammed, thường được gọi là MBS trong giới phương Tây, là con cưng của Quốc vương. Với việc phong Mohammed làm thái tử, Salman, người hiện 81 tuổi, đã tỏ ý cắt đứt một truyền thống kéo dài hàng thập niên là xây dựng sự đồng thuận giữa những người con trai đứng đầu của người sáng lập nhà nước Ả Rập Saudi, cố Quốc vương Abdulaziz Ibn Saud. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi”

Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?

Nguồn: Omar Ashour, “A Game Changer for Syria?”, Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép một cuộc tấn công quân sự vào một sân bay ở Syria, nơi từ đây một cuộc tấn công hóa học đã được chế độ Bashar al-Assad phát động. Cuộc không kích đó đánh dấu một bước ngoặt đáng kể so với chính sách Syria bị nhiều người phê phán của cựu Tổng thống Barack Obama. Nó có thể làm thay đổi các quy tắc can dự vào cuộc xung đột Syria, nếu không là toàn bộ chiều hướng cuộc xung đột đó.

Việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy và thường dân ở Trung Đông không phải là một hiện tượng mới, và các chế độ Ả-rập và Baathist – với mối liên hệ gần gũi về tư tưởng với chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phát xít của họ, là những thủ phạm phổ biến nhất. Dưới thời Gamal Abdel Nasser, quân đội Ai Cập thường xuyên sử dụng vũ khí hoá học chống lại các đội quân du kích Yemen và dân làng không vũ trang từ năm 1963 đến năm 1967. Quân đội của Saddam Hussein cũng thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Iran, người Kurd Iraq và cả người Shia chiếm đa số của Iraq, từ năm 1983 đến năm 1991. Continue reading “Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?”

Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia

Nguồn: Kheang Un, “Rainsy days for Cambodian democracy”, East Asia Forum, 27/02/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11 tháng 2 năm 2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.

Một tuần sau đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thực sự đã ban hành một luật mới nhằm sửa đổi Luật chính đảng. Những sửa đổi mới này, cùng với những điều khác, cấm bất kỳ cá nhân bị kết án nào được tham gia tranh cử và giải tán bất kỳ đảng phái chính trị nào có lãnh đạo là tội phạm bị kết án. Những sửa đổi này được cho là nhắm vào CNRP, đảng đối lập chính. Continue reading “Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày

referendum

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Direct Democracy Strikes Again,” Project Syndicate, 04/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một lần nữa, một cuộc trưng cầu dân ý đã làm đảo lộn một đất nước. Hồi tháng 6, cử tri người Anh đã quyết định đưa đất nước họ ra khỏi Liên minh châu Âu; hiện nay, một đa số sít sao người Colombia đã từ chối một thỏa thuận hòa bình với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Người dân Colombia đã thực hiện một bước nhảy vọt trong bóng tối – và có lẽ là bước nhảy vọt trở lại vực thẳm bạo lực của một cuộc chiến không hồi kết.

Những người theo chủ nghĩa dân túy ở khắp mọi nơi chắc chắn đang ăn mừng kết quả này như một lời khiển trách rõ ràng đối với giới tinh hoa tư lợi, những người đã “thao túng” chính phủ của họ để chống lại người dân. Và họ cho rằng người dân nên có tiếng nói trực tiếp trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ – dường như ngay cả các quyết định về chiến tranh và hòa bình. Continue reading “Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày”

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu

mgid-uma-image-vh1

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp.

Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình. Continue reading “Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu”

Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?

obor

Nguồn: Junhua Zhang, “What’s driving China’s One Belt, One Road initiative?East Asia Forum, 02/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ năm 2013, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) đã trở thành tâm điểm ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Bản chất của OBOR là thúc đẩy liên kết khu vực và xuyên lục địa giữa Trung Quốc với lục địa Á-Âu. “Một vành đai” và “Một con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển” được đề xuất của Trung Quốc. Khả năng kết nối bao gồm năm lĩnh vực quan tâm chính: phối hợp chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường sắt và đường cao tốc), thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính, và quan hệ nhân dân. Trong số này, xây dựng cơ sở hạ tầng là đặc điểm nổi bật của Con đường tơ lụa mới. Continue reading “Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?”

Tự do báo chí không hề miễn phí

Nguồn: Danforth Austin & Barbara Frye, “Press Freedom isn’t Free”, Project Syndicate, 24/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang trấn áp các tổ chức xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính hụt vào tháng Bảy. Ngoài thanh lọc hàng ngàn sĩ quan quân đội, thẩm phán và các nhà giáo dục, chính phủ đã ban hành lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo và đóng cửa hơn 100 cơ quan báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh và truyền hình.

Cuộc đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ là một câu chuyện lớn, và nó sẽ khiến chúng ta trân trọng vô số các phóng viên và biên tập viên thầm lặng trên toàn thế giới, những người đang đấu tranh mỗi ngày để được làm báo đúng nghĩa, bất chấp những rủi ro. Continue reading “Tự do báo chí không hề miễn phí”

Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ

electoralcol

Nguồn: Elizabeth Drew, “Understanding America’s Electoral College”, Project Syndicate, 08/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai đang theo dõi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận quốc gia không cung cấp một bức tranh chính xác về diễn biến của cuộc bầu cử này. Do sự tồn tại của Đại cử tri đoàn ở Mỹ, vấn đề cuối cùng không phải là ai thắng được nhiều phiếu nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở các tiểu bang nào.

Mỗi tiểu bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tùy thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào vượt ngưỡng 270 phiếu Đại cử tri sẽ thắng cử tổng thống. Continue reading “Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ”

Sự thất bại của di cư tự do

_87561217_migration1920

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Failure of Free Migration”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc tấn công khủng khiếp do một gã đàn ông Pháp gốc Tunisia tiến hành nhằm vào một đám đông ở Nice đang mừng Quốc khánh Pháp làm 84 người chết và hàng trăm người khác bị thương sẽ mang lại cho Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia, sự gia tăng lợi thế lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới. Việc kẻ giết người, Mohamed Lahouaiej Bouhlel, có liên quan tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không cũng không quan trọng. Trên khắp thế giới phương Tây, một sự kết hợp tai hại của sự mất an ninh tính mạng, kinh tế và văn hóa đã thúc đẩy cảm xúc và quan điểm chống nhập cư đúng vào thời điểm khi sự tan rã của các quốc gia hậu thuộc địa trên khắp thế giới Hồi giáo đang gây ra vấn đề người tị nạn trên một quy mô chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Continue reading “Sự thất bại của di cư tự do”

Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama

afghanistanwar

Nguồn: Brahma Chelleney, “Obama’s Bitter Afghan Legacy”, Project Syndicate, 14/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 15 năm kể từ ngày phát động, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang diễn ra ác liệt, khiến nó trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày nay, cuộc chiến này hầu như ít được thế giới chú ý tới. Chỉ những diễn tiến kịch tính, như vụ ám sát thủ lĩnh Taliban là Akhtar Mohammad Mansour bằng máy bay không người lái gần đây của Mỹ, mới được truyền hình đưa tin. Tuy nhiên, người dân Afghanistan tiếp tục mất mát bạn bè, hàng xóm, và con cái vì cuộc xung đột, như những gì đã xảy ra với họ kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, gây ra các cuộc di cư của người tị nạn vốn đưa cha mẹ của Omar Mateen, kẻ giết 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, đến nước Mỹ. Continue reading “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama”

Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?

301115-discours-cop21

Nguồn: Joseph Nye, “Do we want powerful leaders?”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xu hướng nghiêng về chủ nghĩa chuyên chế lớn hơn dường như đang lan rộng trên toàn thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với nước Nga và dường như rất được lòng dân chúng. Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, chi phối một số lượng ngày càng tăng các ủy ban ra quyết định tối quan trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdorgan, vừa mới thay thủ tướng của ông bằng một người phù hợp hơn nhằm tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại rằng nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông ta có thể trở thành một “Mussolini của nước Mỹ”. Continue reading “Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?”

Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump

459379102

Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.

Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này. Continue reading “Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump”