Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Phạm Duy Thực**

 Tóm tắt: Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân tách, thậm chí phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm” trong một sớm một chiều. “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay”