Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783

Tác giả: Allan Gyngell | Biên dịch: Đinh Nho Minh

By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia – Pacific since 1783. Tác giả: Michael J. Green. New York: Columbia University Press, 2017. Bìa cứng: 725 trang.

Cuốn Hơn cả Sứ mạng Chúa ban: Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1783 nghiên cứu rất kĩ, viết rất hay về chính sách chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á, và được xuất bản rất đúng thời điểm. Lúc mà chính quyền Trump đang có những chính sách quốc tế khó lường và khác với truyền thống, các nhà nghiên cứu chính sách ở cả hai đầu Thái Bình Dương cần hiểu rõ hơn bao giờ hết về bản chất của những truyền thống đó và những lợi ích đằng sau.

Nếu một ứng viên truyền thống của Đảng Cộng hòa thay vì Trump thắng cử hồi tháng 11/2016, Michael Green gần như chắc chắn sẽ có một vị trí cấp cao về an ninh quốc gia ở Washington. Thay vào đó, ông tiếp tục đóng góp vào cuộc tranh luận về chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Đại học Georgetown ở Washington. Continue reading “Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783”

#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

640px-JDF_Uniform01a

Nguồn: Green, Michael (2008). “Japan in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 170-191.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài luận vào cuối thời kỳ Tokugawa, Lý luận của ba kẻ say về Chính phủ, Nakae Chomin đã hình dung ra một vị chủ nhà vào một buổi tối đã cùng hai người bạn rượu của mình tranh cãi trong hơi men về tương lai của Nhật Bản ở châu Á. Một trong hai bạn rượu của ông ta là một “quý ông Tây học”, ăn mặc theo phong cách phương Tây và ca tụng những ưu điểm của dân chủ, quyền cá nhân và phát triển kinh tế. Người kia mặc quần áo truyền thống của một samurai và bảo vệ cho chiến lược chính trị hiện thực của việc bành trướng quân sự nhằm hất cẳng Trung Quốc và nước Anh địch thủ, trở thành một thế lực đế quốc có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á. Cuối cùng, vị chủ nhà đã kết luận rằng Continue reading “#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á”