Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Nguồn: Ngaire Wood (2008). “Whose aid? Whose influence? China, emerging donors and the silent revolution in development assistance”, International Affairs, Vol. 84, No. 6, pp. 1205–1221.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: #78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không? 

Trật tự của các quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển đang bị lung lay trước sự thay đổi quyền lực trên phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu thay đổi luật chơi một cách thầm lặng. Nhiều quốc gia, trong đó tiêu biểu là Trung Quốc, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc, Venezuela, Ấn Độ, Kuwait và Brazil, đã và đang tăng cường viện trợ cho các quốc gia nghèo hơn. Các nước này đang cung cấp viện trợ dựa trên những tiêu chí của riêng mình. Tất cả các quốc gia này đều không thuộc nhóm các nhà tài trợ trong OECD, hay còn gọi là Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD (DAC). Những con số ước lượng thận trọng cho thấy, Continue reading “#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển”