Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?

Nguồn: Sam Kean, “22 Orphans Gave Up Everything to Distribute the World’s First Vaccine”, The Atlantic, 13/01/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Khi nước Mỹ bật đèn xanh cho hai loại vắc-xin phòng virus Corona vào tháng 12, đó là một điểm sáng hiếm hoi trong đại dịch này, khi các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin phòng Covid-19 nhanh hơn bất kỳ một loại vắc-xin nào khác trong lịch sử. Chiến thắng dường như đang ở trong tầm tay.

Tiếc thay, kể từ đó đã có rất nhiều vấn đề. Vào giữa tháng 12, Pfizer thông báo họ có hàng triệu liều vắc-xin tồn kho mà không có điểm đến. Các đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện để tiêm phòng cho người dân đang “ngồi chơi xơi nước.” Các trung tâm y tế thì chỉ tiêm phòng trong giờ làm việc chứ không làm việc liên tục ngày đêm. Các thống đốc bang làm mọi việc đình trệ thêm vì họ dựa theo các hướng dẫn không rõ ràng về việc ai được tiêm phòng và lúc nào thì được. Nhiều liều vắc-xin đã bị hết hạn hoặc vứt bỏ. Continue reading “Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?”

EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?

Nguồn: Andreas Kluth, “Europe Just Declared Independence From China”, Bloomberg, 05/09/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng tuần này họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu cònnhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa qua ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ. Continue reading “EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?

Nguồn: Rana Foroohar, “Coronavirus will hit global growth”, Financial Times, 03/02/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Tuần trước, hai mẹ con tôi được tận hưởng một kỳ nghỉ ở Istanbul. Kỳ nghỉ trở nên tuyệt vời hơn bởi chúng tôi được nâng cấp phòng có giá 1.000 euro dù chỉ trả 250 euro. Điều này xảy ra chủ yếu vì khách sạn chúng tôi ở, nơi thường được đặt kín chỗ bởi khách du lịch Trung Quốc, giờ gần như trống không.

Ở khắp nơi trong thành phố, các cửa tiệm trưng các bảng hiệu “Chúc mừng năm mới Trung Hoa” nhiều hơn bình thường để mời chào du khách vãng lai. Điều này dễ hiểu vì không có nhiều người như chúng tôi, theo lời lễ tân. “Vào dịp này năm ngoái, mọi nơi đều chật kín khách. Năm này thì không có ai.” Continue reading “Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?”

Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?

Nguồn: William Pesek, “Taiwan’s strong GDP growth shows it does not need China to succeed”, Nikkei Asian Review, 30/01/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đài Loan đang được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến. Các dữ liệu sơ bộ vào tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong quý 4 lên mức 3,4% so với 3% trong quý 3. Thêm vào đó, Tổng thống Thái Anh Văn vừa tái đắc cử với mức ủng hộ vượt trội, giúp bà có được sứ mệnh mạnh mẽ nhằm tái cân bằng nền kinh tế Đài Loan thoát khỏi Trung Quốc.

Nhưng điều này nói dễ hơn làm. Chính phủ của bà Thái vẫn cần phải lên một kế hoạch thuyết phục để tách khỏi quốc gia thương mại lớn nhất châu Á, một quốc gia kiên quyết đè bẹp phong trào ủng hộ độc lập của Đài Loan. Continue reading “Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?

Nguồn: David Fickling, “Taipei’s Too Cool to Be China’s Banker”, Bloomberg, 04/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu ai đó muốn tái sử dụng công thức sản sinh ra Hồng Kong hiện đại, họ chỉ cần nhìn sang láng giềng gần trong khu vực Biển Đông.

Đài Loan, cũng giống như Hồng Kông trước khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, có lợi thế là một nơi theo văn hóa Trung Hoa nhưng không bị Trung Quốc cai trị. Các mối liên kết thương mại với đại lục cũng đã có từ lâu đời như ở Hồng Kông, với chiều sâu gần như tương tự. Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại chiếm gần một phần ba kim ngạch thương mại của Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?

Nguồn: David Fickling, “Hong Kong’s Dimming Light Poses an Urgent QuestionBloomberg, 2/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo nên Hồng Kông hiện đại, và họ cũng có thể hủy hoại nó.

Vào năm 1940, chỉ có một ứng viên cho vai trò thủ phủ tài chính của châu Á, đó là Thượng Hải. Với tổng kim ngạch thương mại và đầu tư gấp 10 lần Hồng Kông, đó là một “trung tâm quốc tế lớn” so với “ngôi làng nhỏ ” ở phía nam, theo lời một nguyên thống đốc của cựu thuộc địa Anh này.

Những năm cuối đầy hỗn loạn của cuộc nội chiến Trung Quốc đã thay đổi mọi chuyện. Đến lúc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm 1949, chiến tranh và siêu lạm phát đã tạo nên một làn sóng 1,5 triệu người vượt qua sông Thâm Quyến. Họ đem theo nguồn vốn và chuyên môn để tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Hồng Kông hậu chiến tranh. Nhiều người trong số những tài phiệt nổi tiếng của thành phố, bao gồm ông Chen Yu-tung quá cố, và các đại gia bất động sản như Lee Shau Kee, Peter Woo và dòng họ Kwok đã đến thành phố này trong thời kỳ biến động đó. Continue reading “Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó

Nguồn: Natasha Kassam, “China Has Lost Taiwan, and It Knows It”, The New York Times, 01/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

“Không thể nào thành công,” đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

“26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan,” nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công.” Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá. Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó”

Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump

Nguồn: Chris Horton, “Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity”,  The Atlantic, 09/07/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ bởi lính thủy đánh bộ Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nhưng đây không phải là một đại sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt, nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu. Continue reading “Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump”

Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái

Nguồn: Yaelle Azagury & Anouar Majid, “The Moroccan Exception in the Arab World”, The New York Times, 09/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Vào một buổi chiều xuân êm dịu gần đây, một nhóm sinh viên Ma-rốc người Hồi giáo đến thăm đền thờ Rabbi Akiba, một đền thờ Do Thái tráng lệ tọa lạc dọc một con đường có vòm che ở khu Siaghine của Tangier. Được xây vào giữa thế kỷ 19, đền thờ được trùng tu một cách kỹ lưỡng và gần đây được mở cửa lại với vài trò là một bảo tàng.

Các sinh viên nhìn xuống sàn đá cẩm thạch bóng loáng và xem một bản đồ được vẽ bằng tay đã sờn rách miêu tả các đền thờ Do Thái trong khu vực. Chuyến thăm đền Rabbi Akiba chỉ là một trong nhiều cách mà các sinh viên Hồi giáo ở Ma-rốc có thể học hỏi về di sản Do Thái của đất nước họ. Continue reading “Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái”

Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh

Nguồn:The weirdness of Holy Week”, The Economist, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Lời người dịch: Bài này xem xét nguồn gốc của tên gọi Tam nhật phục sinh (hay còn gọi là Tam nhật vượt qua) trong tiếng Anh. Theo tiếng Việt, và theo lịch phụng vụ tiếng Việt của Giáo hội Công giáo Việt Nam, thì ba ngày này được gọi là Thứ năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday), và Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday). Để bạn đọc tiện theo dõi, các tên tiếng Anh của ba ngày trên sẽ được sử dụng khi nhắc đến lần đầu, sau đó sẽ được nhắc đến bằng tên tiếng Việt thông dụng trừ khi tên tiếng Anh cần thiết trong ngữ cảnh.

Người Ki-tô giáo dòng Chính thống tới ngày 12/04 (năm 2015) mới mừng lễ Phục sinh. Nhưng với những người Ki-tô giáo phương Tây thì Tuần Thánh đã gần chấm dứt, và ngày hôm nay đánh dấu sự mở đầu cao điểm của năm: triduum (Tam nhật vượt qua), tên tiếng Latin chỉ ba ngày bao gồm cuộc khổ nạn, đóng đinh và phục sinh của Đức Giê-su. Bởi vì kỳ lễ có nguồn gốc Do thái – với quan điểm Giê-su là người Do Thái – nên ba ngày lễ bắt đầu từ tối Thứ năm và chấm dứt vào tối Chủ nhật. Nhưng tại sao chúng ta lại có ba tên gọi “kỳ lạ” cho ba ngày quan trọng này? Tại sao chúng ta lại đón lễ Thứ năm “Maundy” (Maundy Thursday), thứ sáu “Good” (Good Friday), và Chủ nhật “Easter” (Easter Sunday)? Continue reading “Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh”

Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại

Nguồn:Decades after the Jews went into exile, some Arabs want them back”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nơi đó được gọi một cách đơn giản là “the Villa”. Những bức tường trắng không dấu hiệu, và nó vẫn còn phải chờ được cấp phép chính thức. Nhưng đối với những nhà sáng lập thì sự ra đời một cách lặng lẽ của đền thờ Do Thái đầu tiên trong nhiều thế hệ ở thế giới Ả Rập là dấu hiệu cho sự hồi sinh của cộng đồng Do Thái. Tọa lạc gần bờ biển Dubai, đền thờ Do Thái dạy tiếng Hebrew và phục vụ những bữa ăn kosher (thực phẩm tiêu chuẩn của người Do Thái – ND), và gần đây mới có một rabbi (giáo sĩ Do Thái – ND). Theo Ross Kriel, chủ tịch Hội đồng Do Thái ở các Tiểu vương quốc: “Lời hứa của cộng đồng chúng tôi là sự vực dậy của truyền thống Do Thái-Hồi Giáo.” Continue reading “Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc

Nguồn: Salvatore Babones, “Taipei’s Name Game”, Foreign Affairs, 11/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ là lúc hãy để Đài Loan được là Đài Loan.

Trước tiên là một cuộc gọi điện thoại, tiếp theo là một quả bom gây sốc dư luận. Vào ngày 02/12/2016, Donald Trump xoay ngược 37 năm chính sách ngoại giao của Mỹ bằng việc nhận cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ngày hôm qua, ông còn đi xa hơn nữa, tuyên bố rằng ông không biết rằng “tại sao chúng ta (nước Mỹ) phải bị bó buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, bao gồm thương mại.”

Quan điểm chính thức của Trump vẫn chưa rõ ràng, nhưng những phát ngôn của ông cho thấy rằng về vấn đề Đài Loan, ông ta có thể ủng hộ việc thay đổi hiện trạng đã tồn tại gần bốn thập niên. Phiên bản hiện tại của chính sách Một Trung Quốc của Mỹ, cho rằng chỉ có một chính phủ hợp pháp ở Trung Quốc, đã tồn tại từ năm 1979, khi Mỹ công nhận chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh và cắt quan hệ ngoại giao với chính quyền Dân quốc ở Đài Bắc. Continue reading “Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”