Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21

Public-diplomacy

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tại sao “Ngoại giao Công chúng”?

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về ngoại giao công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế (như một bộ phận trong sức mạnh tổng thể và còn được gọi là “sức mạnh mềm” (soft power)[2]) của một siêu cường toàn cầu trong con mắt của cộng đồng quốc tế nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng, qua đó giúp loại trừ tận gốc nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa đến hòa bình, an ninh, phát triển của nhiều quốc gia.[3] Continue reading “Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21”

#62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc

MainPage_welcome page

Nguồn: Yiwei Wang (2008). “Public Diplomacy and the Rise of Chinese Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 257-273.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kiều Phương | Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách bổ sung quyền lực cứng truyền thống của mình bằng quyền lực mềm, do đó chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến chính sách ngoại giao công chúng. Chính phủ Trung Quốc trước đây hiểu biết hạn chế về chính sách ngoại giao công chúng, xem đó như là hoạt động tuyên truyền đối ngoại hoặc một hình thức của quan hệ công chúng trong nước, nhưng điều này không ngăn Trung Quốc trở thành một chủ thể có kỹ năng ngoại giao công chúng tốt. Các khía cạnh chủ chốt trong chính trị và văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã cho thấy những trở ngại lớn đối với chính sách ngoại giao công chúng của đất nước này. So với Hoa Kỳ, Trung Quốc cần phải có chiến lược ngoại giao công chúng hiệu quả và lâu dài cũng như cải thiện các kỹ năng nhằm tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông hiện đại. Sự trỗi dậy hòa bình/chính sách phát triển hòa bình trong đại chiến lược của Trung Quốc đã tìm cách tích hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm để tạo ra sự trỗi dậy mềm cho Trung Quốc. Continue reading “#62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc”