Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’

Nguồn: J. Berkshire Miller, “Japan and South Korea After the “Comfort Women” Deal”, Foreign Affairs, 12/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Hồng Ánh

Ngày 28 tháng 12 (2015), chỉ vài ngày trước khi kết thúc kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn, Seoul và Tokyo đã nhất trí giải quyết tranh chấp lâu đời của họ về vấn đề “phụ nữ giải khuây ” Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nhật đồng ý cung cấp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu đô la) xây dựng quĩ tài trợ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập với mục đích hỗ trợ các phụ nữ giải khuây trước đây, khẳng định một lần nữa thái độ ăn năn của Nhật và đưa ra lời tạ lỗi mới thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là một sự thay đổi so với những tuyên bố trước đây, nhiều trong số đó chỉ đơn thuần đề cập tới những lời xin lỗi trước đó mà không đưa ra lời tạ lỗi mới. Đổi lại, Hàn Quốc đồng ý chấp nhận đây là thoả thuận cuối cùng, kiềm chế chỉ trích Tokyo trong các vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, và nỗ lực “giải quyết vấn đề” bức tượng một người phụ nữ giải khuây gây tranh cãi nằm ngay phía trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Continue reading “Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn

_74437142_158342570

Nguồn: Chen Dingding, “Time to Rethink US and South Korean Approaches to North Korea,The Diplomat, 19/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Để đối phó với Bắc Triều Tiên, việc lặp lại các trừng phạt sẽ không có tác dụng.

Một lần nữa, Bắc Triều Tiên lại đẩy tất cả các cường quốc tại Đông Á vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sau lần khiêu khích mới đây của đất nước này – phóng vệ tinh mới nhất sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo – Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh và quyết tâm bằng việc cho các chiến đấu cơ F-22 Raptor bay thấp trên không phận Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc, sau một thời gian dài do dự, hiện đang kết hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong việc thảo luận về khả năng triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), điều gây quan ngại cho Trung Quốc. Continue reading “Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn”

Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?

st_20160220_xannview_2079089-1536x1022

Nguồn: Prashanth Parameswaran,Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,The Diplomat, 11/02/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Continue reading “Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?”