Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria

Nguồn: James Palmer, “China Needs a New Approach in Syria,”  Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh nhìn nhận lại ván cược thất bại của mình với chế độ Assad.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc cân nhắc lại cách tiếp cận vấn đề sau khi chính phủ Syria sụp đổ; Giới chức Trung Quốc thận trọng và lặng lẽ theo dõi khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc; TikTok thất bại trong việc kháng cáo một đạo luật của Mỹ có thể khiến ứng dụng này bị cấm.

Trung Quốc phản ứng trước sự sụp đổ của chế độ Assad tại Syria

Sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật, Trung Quốc có vẻ sẽ ngẫm lại về nước cờ thua của mình khi đã đặt cược vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng khi tình hình lắng xuống, các nhà lãnh đạo mới ở Damascus có lẽ cũng sẽ tìm kiếm cho mình những đồng minh đáng tin cậy. Continue reading “Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria”

Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại

Nguồn: Ana Palacio, “Russia Is a Strategist, Not a Spoiler”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 01/10/2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chính phủ của ông ủng hộ một thỏa thuận mở đường cho các cuộc bầu cử ở các tỉnh phía đông Luhansk và Donetsk – trong đó phần lớn bị phe ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm giữ vào năm 2014 – với mục tiêu cuối cùng là trao cho các tỉnh này quy chế tự quản đặc biệt. Đó là một diễn tiến quan trọng, không chỉ bởi nó báo hiệu việc Ukraine chấp thuận một quá trình có thể chấm dứt xung đột ở nước này, mà còn vì những tác động của nó đối với một trật tự thế giới đang hỗn loạn.

Từ cuộc tấn công táo bạo của Iran vào các cơ sở dầu mỏ lớn của Ả Rập Saudi cho đến việc tiến hành cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng trước cho thấy sự biến động đang chi phối trật tự quốc tế. Khi Ả Rập Saudi và Iran tranh giành quyền thống trị ở Trung Đông, và khi vị trí của Trung Quốc trong trật tự quốc tế tiếp tục biến đổi, ba đối thủ lớn khác – Châu Âu, Nga và Hoa Kỳ – cũng đang điều chỉnh vai trò toàn cầu của họ. Continue reading “Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại”

Thế giới hôm nay: 22/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba nhà phân phối và một nhà sản xuất thuốc, dự kiến phải ra tòa vào thứ Hai vừa rồi về vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ, đã đạt được một thỏa thuận trị giá 260 triệu đô la với hai hạt ở Ohio. Những người khổng lồ bao gồm Teva và McKesson đã đồng ý bồi thường cho các chương trình phục hồi opioid. Trong khi đó chuỗi nhà thuốc Walgreen vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện các vụ kiện do hơn 2.000 nguyên đơn khác chống lại các công ty dược phẩm trên khắp nước Mỹ đang chờ được xử lý.

Liên minh cầm quyền Lebanon đã thống nhất về một gói cải cách kinh tế trong nỗ lực chấm dứt 5 ngày biểu tình chống chính phủ. Những cải cách bao gồm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức “gần bằng 0”, giảm lương các chính trị gia và tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông. Các gia đình nghèo cũng sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Các biện pháp có thể giúp mở ra cơ hội nhận 11 tỷ đô la viện trợ nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2019”

Thế giới hôm nay: 17/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren bắt đầu cảm thấy sức nóng từ các đối thủ Dân chủ trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa các ứng viên. Bà Warren, cùng với Joe Biden, là người có khả năng cao nhất nhận được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020, đã bị tấn công về kế hoạch áp dụng “Y tế cho Tất cả” của bà. Các đối thủ ít có khả năng hơn, như Amy Klobuchar, nói bà Warren không giải thích chính xác nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về vấn đề cạnh tranh, đã yêu cầu Broadcom, một nhà sản xuất chip, tạm dừng các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất TV và modem trong khi nhà chức trách EU điều tra xem liệu công ty Mỹ có cản trở các đối thủ một cách không công bằng hay không. Các biện pháp tạm thời là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh trong các cuộc điều tra kéo dài. Bà Vestager cũng cho biết bà sẵn sàng sử dụng các biện pháp như vậy thường xuyên hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2019”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”

Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria

Tác giả: Sơ Nguyên

Hàng trăm loại vũ khí mới được Nga và phương Tây thử nghiệm trong cuộc chiến Syria. Dù chúng “thông minh”, “đẹp đẽ”, “mới mẻ” đến đâu cũng đều nhằm một mục đích: hủy diệt.

Thế kỷ 16, khi thực dân Châu Âu đặt chân đến Bắc Mỹ, họ rất ngạc nhiên khi thấy thổ dân da đỏ nơi đây sử dụng loại rìu đặc biệt tiện dụng mang tên Tomahawk. Chiếc rìu gọn nhẹ, vừa có thể làm dụng cụ dắt lưng, vừa có thể làm vũ khí sát thương cao bằng cách ném trực tiếp vào đối phương từ xa. Các đế quốc Châu Âu nhanh chóng học cách sử dụng loại rìu này để xây dựng thuộc địa và dần tiêu diệt các tộc người thổ dân da đỏ bản xứ.

Năm thế kỷ tiếp sau, nước Mỹ ra đời, vươn lên thành cường quốc số một thế giới, với niềm tự hào về công nghệ quân sự không ai bì kịp. Tomahawk được sử dụng để đặt tên cho loại tên lửa hành trình tầm xa vô cùng tinh vi. Giống chiếc rìu của người da đỏ, tên lửa Tomahawk có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu, dù là trên bộ, trên tàu chiến hay từ tàu ngầm. Continue reading “Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria”

Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?

Tác giả: Ân Đặng

Rạng sáng ngày 14/04/2018, liên quân Mỹ – Anh – Pháp đã tiến hành không kích các mục tiêu tại Damascus và Homs mà họ cho là nơi Syria sản xuất vũ khí hóa học. Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh quân đội Chính phủ Syria đang thắng thế tại nhiều mặt trận, với việc các lực lượng đối lập tại Douma phải đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đã để lại cho giới quan sát quốc tế nhiều nhận định khác nhau.

Động cơ của Mỹ và các đồng minh

Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Continue reading “Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo

Nguồn: Yassin al-Haj Saleh, “A Wary Return to Raqqa”, Project Syndicate, 13/11/2017

Biên dịch: Đinh Tỵ ~ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại. Continue reading “Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo”

Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?

Nguồn: Omar Ashour, “A Game Changer for Syria?”, Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép một cuộc tấn công quân sự vào một sân bay ở Syria, nơi từ đây một cuộc tấn công hóa học đã được chế độ Bashar al-Assad phát động. Cuộc không kích đó đánh dấu một bước ngoặt đáng kể so với chính sách Syria bị nhiều người phê phán của cựu Tổng thống Barack Obama. Nó có thể làm thay đổi các quy tắc can dự vào cuộc xung đột Syria, nếu không là toàn bộ chiều hướng cuộc xung đột đó.

Việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy và thường dân ở Trung Đông không phải là một hiện tượng mới, và các chế độ Ả-rập và Baathist – với mối liên hệ gần gũi về tư tưởng với chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phát xít của họ, là những thủ phạm phổ biến nhất. Dưới thời Gamal Abdel Nasser, quân đội Ai Cập thường xuyên sử dụng vũ khí hoá học chống lại các đội quân du kích Yemen và dân làng không vũ trang từ năm 1963 đến năm 1967. Quân đội của Saddam Hussein cũng thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Iran, người Kurd Iraq và cả người Shia chiếm đa số của Iraq, từ năm 1983 đến năm 1991. Continue reading “Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “Trump’s Diplomatic Deficit”, Project Syndicate, 26/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc xâu chuỗi các điểm chiến lược gồm Afghanistan, Syria và Triều Tiên đã trở thành một việc không thể không làm. Chỉ bằng cách đó thì thế giới mới bắt đầu nhận thức được điều gì đó giống như một cách tiếp cận mạch lạc, dù lệch hướng, về chính sách đối ngoại Mỹ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công quân sự vào sân bay của Syria, nơi mà chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phải chăng loạt bắn các tên lửa Tomahawk chỉ đơn giản nhằm gửi đi một thông điệp như chính quyền Trump tuyên bố? Hành động này có hàm ý một cách tiếp cận mang tính can thiệp mạnh hơn vào cuộc nội chiến bế tắc ở Syria? Continue reading “Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

Sai lầm thực sự của Obama ở Syria

obamasyria-1

Nguồn: Christopher R. Hill, “Obama’s Real Mistake in Syria,” Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn được cuộc tàn sát ở Syria – điều mà nhiều người gọi là “sai lầm nghiêm trọng nhất” của ông. Nhưng những biện pháp thay thế mà những người chỉ trích ông đưa ra cũng có vấn đề không kém.

Những kẻ gièm pha Obama lên án quyết định không can thiệp quân sự mạnh mẽ nhằm hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ đầu cuộc xung đột, khi Mỹ lẽ ra có thể hậu thuẫn cho nhiều lực lượng ôn hòa hơn được cho là đang tham gia cuộc chơi. Những người chỉ trích cho rằng đáng lẽ ít nhất Obama cũng nên thực thi cái gọi là “lằn ranh đỏ” mà ông đã đặt ra, ví dụ như can thiệp trong trường hợp chế độ Assad triển khai vũ khí hoá học. Continue reading “Sai lầm thực sự của Obama ở Syria”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”