Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga

RUSSIA-POLITICS/

Nguồn: Victor Davidoff, “A New Iron Curtain Is Descending Over Russia”, The Moscow Times, 09/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 28 tháng Bảy, văn phòng công tố trưởng Nga tuyên bố tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) của Mỹ là “tổ chức không được mong muốn”. Kể từ ngày đó, ngân quỹ của NED tại các ngân hàng Nga sẽ bị đóng băng, các tổ chức phi chính phủ của Nga bị cấm nhận tài trợ của NED và việc tham gia các dự án do NED tài trợ bị coi là phạm tội hình sự có thể bị phạt đến sáu năm tù giam.

Thoạt nhìn, lệnh cấm này giống như các lệnh khác trong danh sách cấm mọi thứ dài dằng dặc từ chương trình opera cùa Hà Lan đến hoa tutips. Nhưng lệnh cấm này mang tính biểu tượng mạnh mẽ thể hiện con đường đi lên rồi đi xuống mà nước này đã trải qua 30 năm qua.

Vào thời kỳ ngay trước cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev, nước Nga bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bức màn sắt khiến thông tin, công nghệ, thuốc men hoặc hàng hóa không thể lọt qua. Continue reading “Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga”

Thấy gì từ việc Nga tiêu hủy thực phẩm phương Tây?

russia-destroy-food-cheese

Nguồn: Natalia Antonova, “Kremlin Is Wasting Food and PR Opportunity”, The Moscow Times, 11/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những người Nga chúng tôi lớn lên sống cùng ông bà trong thời kì khốn khó của chế độ Xô-viết hiểu rằng lương thực, thực phẩm không phải là chuyện đùa. Mới chỉ cách đây vài chục năm thôi, nạn đói và thiếu thốn không phải là chuyện xa lạ đối với người Nga Xô-Viết – kể cả những người có chút đặc quyền.

Vì thế, hành động hăm hở tiêu hủy hàng núi thực phẩm phương Tây nhập lậu trên khắp nước Nga theo lệnh của tổng thống Nga là điều gì đó thật kinh khủng, thật đau xót. Cho đến nay, kiến nghị đòi dừng chuyện tiêu hủy hàng nhập này đã thu được trên 300.000 chữ kí tại trang Change.org.

Ngay cả các đồng minh của Điện Kremlin, là những tu sĩ và nhà báo bảo thủ, cũng phải giật mình khi thấy TV chiếu cảnh pho-mát bị xe ủi vùi lấp còn thịt xông khói thì bị thiêu hủy. Continue reading “Thấy gì từ việc Nga tiêu hủy thực phẩm phương Tây?”

Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai

6176_0

Nguồn: Ivan Sukhov, “Russians Must Forget the Past and Think Ahead,” The Moscow Times, 05/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Văn hóa cổ điển Nga đặt trọng tâm vào văn học: Nhiều thập niên sau khi xuất hiện, các tác phẩm của Alexander Pushkin, Nikolai Gogol, Fyodor Dostoevsky, Leo Tolstoy, Vladimir Nabokov, và Mikhail Bulgakov vẫn thường xuyên được trích dẫn, là nền tảng của nghệ thuật đương thời và thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng đến cả các quyết định chính trị.

Song nghịch lí là ngày nay, câu cửa miệng căn bản của văn học Nga đã trở thành “Ai là người có lỗi?” và “Bây giờ phải làm gì?” Nghịch lí nằm ở chỗ những câu hỏi này thật ra là nhan đề của hai cuốn sách hồi thế kỉ 19 đặc trưng cho thể loại báo chí hơn là văn học cổ điển. Continue reading “Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga

134398567_14364874764591n

Nguồn: Vladimir Ryzhkov, “Pivot East Won’t Solve Russia’s Problems”, The Moscow Times, 16/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn

Nhà cầm quyền Nga có một động thái mang tính biểu tượng là chọn Ufa, thủ phủ vùng thảo nguyên Bashkortostan để tổ chức sự kiện kép: thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thượng đỉnh  BRICS. Khách được chào đón theo phong tục Nga kết hợp với phong tục vùng Bashkir. Vừa hạ cánh, khách được được đón bằng bánh mì và muối theo truyền thống Nga rồi được đãi trà với sữa dê trong lều da Bashkir của dân du mục – một biểu tượng mới nhằm làm sâu sắc thêm tình đoàn kết của nhóm quốc gia phi phương Tây.

Sau khi đã chành chọe với phương Tây và đang mắc kẹt vào cuộc đối đầu gay go nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ này, Nga đang đặt cược vào Nam và Đông. Bằng cách này, Nga hy vọng đạt ba mục đích chính: 1) tránh được sự cô lập quốc tế toàn diện; 2) tạo ra một mặt trận các nước chống phương Tây có khả năng thách thức vai trò áp đảo của phương Tây và thay đổi luật chơi trong chính trị, kinh tế, và các định chế quốc tế; và 3) thay thế các nguồn lực, công nghệ và thị trường phương Tây mà Nga đã mất, bằng nguồn từ các nước phi phương Tây. Continue reading “Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga”