Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Chủ nghĩa dân tộc là một hệ tư tưởng, tình cảm, một hình thức văn hóa hoặc tư duy tập thể của quốc gia, dân tộc. Theo Stephen Walt, trong suốt hai thế kỷ qua, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử.[1] Sự truyền bá rộng rãi của tư tưởng dân tộc góp phần làm tan rã các đế chế ở châu Âu trong thời kỳ cận đại và từng bước hình thành hệ thống quốc gia – dân tộc. Trong thế kỷ 20, phong trào chống thực dân hoá dẫn đến sự ra đời của các quốc gia – dân tộc bên ngoài châu Âu. Khi mới thành lập năm 1945, Liên hợp quốc chỉ có 51 thành viên. Đến nay, tổ chức này đã có hơn 200 thành viên, trong đó có rất nhiều quốc gia mới giành được độc lập sau năm 1945. Tuy là trạng thái tâm lý, tình cảm trừu tượng nhưng chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự kết nối to lớn và chuyển hoá thành sức mạnh thực tế. Đây là lý do chính người Palestine kiên trì theo đuổi lý tưởng về một quốc gia độc lập hay động lực giúp người Việt Nam không lùi bước trước những cỗ máy chiến tranh hùng mạnh nhất thế giới để giành lại độc lập và thống nhất dân tộc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và vấn đề Biển Đông”