Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Cơn sốt lễ hội” là cách Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Singapore mô tả tâm trạng cả nước trước Tết Nguyên đán vào ngày 10 tháng 2. Nhưng giữa những ngày Tết lại có một cơn sốt khác của chính phủ Singapore: làm thế nào để đối phó với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong tháng 2, một đạo luật mới chống can thiệp từ bên ngoài đã lần đầu tiên được áp dụng với một người Singapore gốc Hồng Kông, Philip Chan. Continue reading “Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc”

Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu

Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023

Biên dịch: Lê Như Ngọc

Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”

Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Singapore là một thành phố trên đảo, đất hẹp người đông: hơn 5,4 triệu dân sống trên diện tích 707 km2, mật độ dân lên tới 7058 người mỗi km2, cao hàng đầu thế giới. So với Hà Nội mới mở rộng thì Singapore có số dân bằng 80% mà diện tích chỉ bằng 21,2%. Nhà nước phải dùng cách lấp biển để mở rộng lãnh thổ từ 581,5 km2 hồi thập niên 1960 lên tới như hiện nay và đến năm 2030 sẽ đạt 800 km2. Thời kỳ mới lập quốc, 40% dân sống trong các nhà tạm, nhà ổ chuột

Không gian sống chật hẹp, đất quý hơn vàng. Vấn đề nhà ở của dân từng có thời là nhân tố ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì thế chính phủ nước này coi việc giải quyết nhà ở cho dân là nhiệm vụ ưu tiên số một; nhà nước bảo đảm xây dựng đủ nhà cho dân ở. Continue reading “Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở”

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

Singapore: Nghịch lý phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

Tóm tắt: Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ 20. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống, thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Singapore: Nghịch lý phát triển”

Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia

Nguồn: Janadas Devan, “Singapore could have become ‘one country, two systems’ within Malaysia, not sovereign country“, Straits Times, 28/01/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước, tương lai của chúng ta thật vô định. Lúc đó chúng ta chưa biết rõ, nhưng vào ngày 26/01/1965, Nội các Singapore đã tranh luận về một bài mà Lý Quang Diệu đã viết về khả năng tái điều chỉnh hiến pháp ở Malaysia.

1964 là một năm đầy căng thẳng: Đảng Hành động Nhân dân (PAP) quyết định tranh cử trong cuộc Tổng Tuyển cử Malaysia vào tháng 04, nhưng chỉ giành được một trong số chín ghế mong muốn ở Bán đảo Malaysia. Sang tháng 07, và một lần nữa vào tháng 09, Singapore chìm trong bạo động, khiến tổng cộng 36 người thiệt mạng và 560 người bị thương. Singapore và Kuala Lumpur đã nhiều lần xung đột, trong Quốc hội Liên bang, trên các phương tiện truyền thông, và cả trên thực địa. Continue reading “Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore

Nguồn: Dewey Sim và Kok Xinghui, “ Singapore’s PM-in-waiting: what to know about Lawrence Wong, from his humble beginnings to his China ties,” South China Morning Post, 15/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vậy là cuối cùng cũng có một cái tên. Sau nhiều tháng suy đoán và xem ‘bói trà’ chính trị, vào hôm thứ Năm (14/04), người dân Singapore đã được thông báo rằng Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) đã sẵn sàng kế nhiệm Lý Hiển Long làm thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Lý cho biết nhóm Thế hệ Thứ tư (4G) gồm các nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã ủng hộ ông Wong, 49 tuổi, và Nội các hiện tại – toàn bộ 83 người thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) – cũng ủng hộ quyết định này. Continue reading “Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore

Nguồn: Singapore’s prime-minister-in-waiting gives up the job”, The Economist, 08/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là khoảnh khắc kịch tính hiếm hoi trong nền chính trị thường tẻ nhạt của Singapore. Hôm 8 tháng 4, Heng Swee Keat (Vương Thụy Kiệt) thông báo rằng ông sẽ từ bỏ vai trò người kế nhiệm dự kiến của thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Chính trị kế nhiệm ở Singapore, giống như hầu hết mọi thứ khác, thường được lên kế hoạch tỉ mỉ trước nhiều năm bởi những người đứng đầu Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền. Đảng này đã nắm quyền tại Singapore kể từ khi đất nước được thành lập vào năm 1965. Tuy nhiên, giờ đây các quan chức đảng sẽ phải trải qua một kinh nghiệm hiếm gặp là quay trở lại bản vẽ ban đầu — và thừa nhận, ít nhất trong riêng tư, là đã phạm sai lầm. Continue reading “Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”

 Ấn tượng Singapore

Tác giả: Hồ Anh Hải

Máy bay hạ độ cao liệng một vòng qua eo biển xanh thẫm đầy ắp những tàu thuyền chờ vào cảng, rồi hạ cánh xuống sân bay Changi. Đảo quốc Singapore đây rồi! Không ít bà con ta đã có dịp đến thăm quốc gia-thành phố du lịch tuyệt vời cách Hà Nội có hơn 2 giờ bay này; chắc hẳn ai cũng ưa thích đất nước và con người Singapore.

Trong toán chúng tôi có một chị đau chân, tại Nội Bài đã được tiếp viên Hàng không Việt Nam dùng xe lăn đưa lên máy bay và báo cho sân bay Changi biết. Khi ra tới cửa máy bay chúng tôi đã thấy một phụ nữ mặc áo khoác trắng của ngành y đẩy xe lăn lên tận nơi và tự giới thiệu bằng tiếng Anh: “Tôi là Hamidal Salim ở Công ty Dịch vụ Đặc biệt của sân bay đến đón một hành khách Việt Nam đau chân.” Thì ra bên này người ta thuê nhân viên y tế của SATS (Singapore Airport Terminal Services) đưa đón khách cần giúp đỡ chứ không dùng tiếp viên hàng không như ở ta. Continue reading ” Ấn tượng Singapore”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?

Nguồn: Social unrest in places like Hong Kong is not proof of economic failure”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quả bom xăng, một màu xanh, một màu vàng, được quấn trong một chiếc khăn và đựng trong ba lô. Đeo găng tay xây dựng và mặt nạ Guy Fawkes, những người biểu tình treo chúng trên lan can, giống như những người pha chế rượu trong quán bar. Sau đó, gạch được chuyển đến, chất đống trên một chiếc xe đẩy và được dấu dưới những chiếc ô. Người biểu tình dành mấy phút ném gạch đá và những lời lăng mạ xuống cầu thang của một lối ra tàu điện ngầm, hướng về phía cảnh sát chống bạo động bên dưới. Một ngọn lửa bùng lên khiến cảnh tượng thêm phần kịch tính, đủ để kích thích một phản ứng từ phía cảnh sát: một hộp hơi cay được bắn lên cầu thang. Người biểu tình tản ra, và một hàng cảnh sát tiến lên đằng sau những tấm khiên, vừa đi bắn bắn đạn hơi cay. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0

Nguồn: Asian-tiger governments are steering their economies with a lighter touch”, The Economist, 05/12/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một chiến dịch bắt đầu từ Singapore, mọi thứ thật khắc nghiệt và đẫm máu. Tháng trước, Jack và 49 người khác đã lên một máy bay vận tải và nhảy dù xuống một hòn đảo. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết hoặc bị giết. Jack nhặt lựu đạn và tìm đường đến một nhà máy bỏ hoang. Anh ta cúi thấp mình để giữ an toàn, nghĩ rằng đã không bị phát hiện. Nhưng anh ta đã nhầm. Sau một loạt đạn là sự im lặng bao trùm. Jack đã một lần nữa không thể vượt qua level đầu tiên.

Chào mừng các bạn đến với Free Fire, một trong những trò chơi chiến đấu được download nhiều nhất dành cho điện thoại trong năm nay. Nhà phát triển của nó là Sea Group, một công ty internet được thành lập tại Singapore một thập niên trước, hiện trị giá 17 tỷ đô la. Bên cạnh trò chơi đình đám của mình, tập đoàn cũng có một ứng dụng thương mại điện tử, Shoppee, phổ biến hơn nhiều so với Amazon ở Đông Nam Á. Thành công của công ty phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các con hổ. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0”

Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu

Nguồn: It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu “Make America Great Again” mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. “Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới”, người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, bà nói.

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu”

Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”