Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?

Tác giả: Vi Yên

Như chúng ta đã biết, Cộng hòa La Mã đã tồn tại ổn định hàng trăm năm nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp. Mô hình ấy trụ vững bởi thế cân bằng quyền lực kiềng ba chân của ba bộ phận là quan Chấp chính, Viện Nguyên lão, và Hội đồng các Century (về sau là Hội đồng Bộ lạc).

Tuy nhiên, càng về gần mốc Công nguyên, thế cân bằng ấy càng bị phá vỡ. Cộng hòa La Mã với gần 500 năm tồn tại đã âm ỉ một loạt các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, chính quyền tham nhũng, chính trị hóa quân đội, và suy giảm các đức hạnh truyền thống. Chính những điều ấy đã khiến cho nền tảng của nền cộng hòa bị xói mòn và cuối cùng sụp đổ dưới bàn tay của những kẻ chuyên chế tiếm quyền. Continue reading “Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?”

Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền

Tác giả: Ngô Di Lân

Thời gian vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Singapore, được “châm ngòi” bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Kishore Mahbubani, người hiện là Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Bài bình luận với tiêu đề “Qatar: Những bài học lớn từ một nước nhỏ” trên tờ Strait Times của Mahbubani đã ngay lập tức làm “dậy sóng” bởi quan điểm “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ” của ông, với hàm ý rằng Singapore nên “khom lưng, cúi đầu” trước các cường quốc gần như đi ngược lại với nguyên tắc đối ngoại của Singapore từ trước đến giờ. Những người phản đối Mahbubani cho rằng Singapore có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và theo nguyên tắc chứ không phải bằng việc làm “tay sai” cho các cường quốc. Vậy ai có lý hơn trong cuộc tranh luận này? Các nước nhỏ nên làm gì để bảo vệ mình khi bị cuốn vào vóng xoáy chính trị cường quyền? Continue reading “Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền”

Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tâm lý sùng bái chữ viết tồn tại mấy nghìn năm nay là một loại tín ngưỡng chỉ có ở người Hoa. Chữ Hán do họ phát minh chủ yếu ghi ý, không ghi âm, vì thế các cộng đồng nói tiếng địa phương khác nhau có thể dùng chung thứ chữ này, qua đó hiểu nhau, nhờ vậy thực hiện được việc thống nhất đất nước – sự nghiệp gian khó nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tính siêu việt ngôn ngữ và công lao thần kỳ ấy của chữ Hán khiến nó được quý trọng tới mức thần thánh hóa. Người Hoa tin vào truyền thuyết thánh nhân bốn mắt Thương Hiệt làm chữ: mỗi lần tạo một chữ thì quỷ thần lại kinh hãi khóc rống lên vì thiên cơ bị lộ. Ngoài ra, tính chất ghi ý làm cho chữ Hán ẩn chứa những triết lý cao siêu, chỉ người tài giỏi mới hiểu, vì thế gọi là chữ thánh hiền. Đặc trưng hình vẽ mang lại cho chữ Hán vẻ đẹp độc đáo, viết chữ trở thành nghệ thuật hội họa thư pháp. Do được sùng bái, chữ Hán không chỉ là hệ thống ký hiệu ghi Hán ngữ mà còn là vật mang, là biểu trưng của văn hóa Trung Hoa, thậm chí người Hoa cho rằng mọi thứ tốt, xấu của nền văn hóa ấy đều liên quan tới chữ Hán.   Continue reading “Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’”

Lenin có phải là gián điệp của Đức?

Nguồn: Sean Mcmeekin, “Was Lenin a German Agent?”, The New York Times, 19/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/04/1917, sau gần hai thập niên sống lưu vong ở nước ngoài, Vladimir Ulyanov, nhà cách mạng Nga thường được biết đến với bí danh Lenin, đã đến Ga Phần Lan của thành phố St. Petersburg sau một hành trình vòng vèo từ Thụy Sĩ. Ông đã ngay lập tức có một bài phát biểu mạnh mẽ và một chương trình chính trị cấp tiến gọi là “Luận cương Tháng Tư” (April Theses). Nước Nga, thế giới, và chính trị sẽ chẳng còn như trước.

Mối liên hệ của Lenin với Đức

Do Lenin đã trở về Nga qua ngả Đức – và rõ ràng là có sự hợp tác từ Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, vốn khi ấy đang chiến đấu chống lại Nga và phe Hiệp ước (Pháp, Anh và, từ ngày 06/04, Mỹ) – các đối thủ của ông đã cáo buộc rằng Lenin là gián điệp của Đức, một cáo buộc vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Continue reading “Lenin có phải là gián điệp của Đức?”

Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “ASEAN at 50: the view from Vietnam,” The Strategist, 11/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tuần trước, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế vì nỗ lực nhằm đưa những lời lẽ mạnh mẽ về Biển Đông vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng. Sự kiện này nêu bật một bước phát triển rất lớn trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN cũng như tầm quan trọng mà Việt Nam dành cho tổ chức khu vực này trong chính sách đối ngoại của mình.

Được thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm và các cuộc nổi dậy của phiến quân cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, ASEAN phần nào là một phản ứng của năm nước thành viên sáng lập trước mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Việt Nam đã nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã có những nỗ lực để cải thiện quan hệ với các nước ASEAN mà một minh chứng là chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Continue reading “Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN”

Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông

Nguồn: Ishac Diwan, “The Middle East’s Oil-Price Problem”, Project Syndicate, 07/06/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay. Continue reading “Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông”

Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore bởi nó không chỉ phản ánh sự chia rẽ tư tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Singapore hiện nay mà còn động chạm đến vấn đề cốt lõi liên quan đến bản sắc của một chủ thể hết sức đặc biệt trong chính trị quốc tế hiện đại. Singapore là một quốc đảo với dân số 5,6 triệu nhưng lại có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thành tích đối ngoại đáng khâm phục. Từng được coi là “một chấm đỏ” (little red dot), nhưng Singapore ứng xử với tư thế của một quốc gia độc lập, không ít lần từ chối những đề nghị của các cường quốc. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên cuộc tranh luận nổ ra, và chắc cũng không phải lần cuối. Những ý kiến trong diễn đàn hết sức có giá trị để giới nghiên cứu chính sách của Việt Nam tham khảo. Continue reading “Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Moon’s South Korean Ostpolitik”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Moon Jae-in của Đảng Dân chủ Hàn Quốc vừa được bầu làm tổng thống mới của Hàn Quốc. Đây là lần chuyển giao quyền lực thứ hai từ phe bảo thủ sang phe tự do trong lịch sử dân chủ của đất nước này. Tất cả xuất phát một cách bất ngờ vào tháng 10 năm ngoái, với việc nổ ra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, kết quả là bà đã bị luận tội và phải rời nhiệm sở vào hồi đầu năm nay. Mặc dù sự ra đi của bà Park là một tổn thất, nhưng nó cũng cho thấy sự vững chắc của nền dân chủ Hàn Quốc.

Ông Moon sẽ nhậm chức tại thời điểm căng thẳng tăng cao với Bắc Triều Tiên. Để hiểu được chính sách mà ông sẽ theo đuổi, cần phải am hiểu tư duy chính sách đối ngoại theo hướng tự do của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung giai đoạn 1998-2003. Continue reading “‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập

Nguồn: Kishore Mahbubani, “ASEAN at 50,” Project Syndicate, 02/08/2017.

Biên dịch: Mạc Văn Thái | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chúng ta sống trong thời đại đầy gian truân, với tinh thần bi quan phủ bóng lên cả những khu vực thịnh vượng nhất của hành tinh. Nhiều người tin rằng trật tự quốc tế đang tan rã. Có người sợ rằng cuộc đụng độ giữa các nền văn minh nếu chưa bắt đầu thì cũng sắp xảy ra.

Nhưng giữa sự ảm đạm này, Đông Nam Á đã đem lại một tia hy vọng bất ngờ. Khu vực này đã có những tiến bộ phi thường trong những thập niên qua, đạt được một mức độ hòa bình và thịnh vượng vốn không thể hình dung được trước đây. Thành công đó có được phần lớn là nhờ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tròn 50 năm thành lập vào tháng này. Continue reading “Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”