Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

19151369964_fd9021c35c_k2

Nguồn: Mike Pietrucha, “Why the Next Fighter Will be Manned, and The One After That”, War on the Rocks, 20/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đôi khi một công nghệ nào đó gây ra sự kính sợ đến mức khiến cho trí tưởng tượng bay bổng và thường xa rời thực tế. Công nghệ rô-bốt cũng có đặc điểm tương tự. Dựa trên những thành công bước đầu, rất nhiều lời hứa hẹn vẫn còn dang dở đã được đưa ra trong ngành công nghiệp rô-bốt.

– Daniel H. Wilson

Chiếc F-35 phải, và gần như chắc chắn, là chiếc máy bay tấn công có người lái cuối cùng mà Bộ Hải quân sẽ mua hoặc sử dụng.

– Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân

Nếu công nghệ thật sự tạo ra cảm giác sợ hãi xen lẫn kinh ngạc thì ngành công nghiệp rô-bốt đã làm được như thế. Rô-bốt từ lâu đã xuất hiện trong văn học, ít nhất là từ tác phẩm Iliad – và có khả năng đã xuất hiện lâu hơn nữa trong lịch sử tùy thuộc vào định nghĩa của bạn về thế nào là rô-bốt. Continue reading “Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?”

Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Robert Tomes, “Trading Space and Time in the Cold War Offset Strategy”, War on the Rocks, 6/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

“Chiến lược”, như Napoleon phản ánh, là “nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian.” Chiến lược bù đắp lần thứ ba được mô tả như một cách thức giúp duy trì thế mạnh công nghệ quân sự của Mỹ. Việc bù đắp các lợi thế của đối thủ và phục hồi uy thế răn đe của Mỹ đòi hỏi các đổi mới về mặt công nghệ và học thuyết, cho phép quân đội chống đỡ và trả đũa các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn trong một khung thời gian ngắn hơn so với các khả năng cho phép ở hiện tại.

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ đặt câu hỏi về khả năng của quân đội trong việc duy trì thế mạnh công nghệ so với các cường quốc khu vực khác. Liệu một “chiến lược bù đắp” mới có thể giúp nước Mỹ tiếp tục giữ vững vị thế răn đe truyền thống trong dài hạn vốn luôn được đảm bảo bởi quân đội Hoa Kỳ? Mối đe dọa từ chống xâm nhập-chống tiếp cận (A2/AD) đang thách thức các khả năng răn đe khu vực của Mỹ bằng cách gia tăng các chi phí tương đối liên quan đến hoạt động của quân đội tại các căn cứ tiền phương, trong khi các căn cứ này lại sở hữu một quá trình tiếp vận kéo dài, bên cạnh đó là đặt các lực lượng quân đội Mỹ ở tư thế phòng thủ trong quá trình giao chiến ban đầu. Continue reading “Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh

Nguồn: Patrick Cronin, “Respond to the China Challenge by Cooperating Through Strength”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần cuối trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại bốn phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung QuốcMười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Một thách thức mang tính cấp bách cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là tìm ra phương pháp hiệu quả để đáp trả lại hành động gia tăng sức ép của Trung Quốc vốn không quan tâm đến các quy tắc hay các nước láng giềng. Điều cần thiết lúc này là một đánh giá rõ ràng về điều gì tạo ra các hành vi không thể chấp nhận được và việc phát triển một tập hợp các lựa chọn chính sách linh hoạt giúp áp đặt chi phí lên các hành động mang tính cưỡng ép và gây mất ổn định.

Trong khi chúng ta cần hiện diện quân sự tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, những thách thức từ “vùng xám” của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là những phương án có sẵn từ Bộ Quốc phòng. Thật vậy, một đánh giá chính sách liên cơ quan của chính phủ nên hài hoà với các hệ quả mang tính chiến lược của Hoa Kỳ: duy trì và thích ứng với một hệ thống hướng nội và dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại

Nguồn: Dennis J. Blasko, “Ten Reasons Why China Will Have Trouble Fighting A Modern War”, War on The Rocks, 28/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, vũ khí tối tân chỉ là một yếu tố trong quá trình hiện đại hóa mang tính dài hạn và đa chiều của PLA. Nhiều thứ khác còn cần phải được hoàn thiện và người hiểu rõ điều này nhất không ai khác ngoài chính bản thân Trung Quốc. Theo những gì mà các chỉ huy và bộ phận tham mưu của PLA đã viết trong các tờ báo và tạp chí nội bộ, lực lượng này đang đối mặt với hàng loạt các thách thức liên quan đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực giữa nước này với các quân đội tiên tiến khác.

Vũ khí hiện đại, ngân sách quốc phòng gia tăng hay gần đây nhất là tham nhũng có khuynh hướng thu hút sự chú ý của báo giới phương Tây, nhưng có ít nhất 10 lý do khác làm gia tăng sự hoài nghi về khả năng hiện tại của PLA khi tiến hành chiến tranh hiện đại chống lại một kẻ thù mạnh hơn (một số lý do đã được thảo luận trong báo cáo mới của RAND mà tôi có đóng góp một số ý kiến) Continue reading “10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại”