#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”

#22 – Quy luật và Lý thuyết

IAPC_mainimg

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (1979). “Laws and Theories” (Chapter 1) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 1-17.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Võ Dân Sinh

Tôi viết cuốn sách này với ba mục tiêu: thứ nhất, khảo sát những lý thuyết chính trị quốc tế cùng với cách thức nghiên cứu các vấn đề liên quan vốn được cho là cơ bản và quan trọng về mặt lý thuyết; thứ hai, xây dựng một lý thuyết chính trị quốc tế nhằm sửa chữa và cải thiện những sai lầm trong các lý thuyết hiện tại; và thứ ba, đưa ra một số ứng dụng của lýthuyết vừa được đưa ra. Nhưng việc cần làm trước tiên để có được kết quả ấn tượng đó là chỉ ra lý thuyết là gì và đâu là các yêu cầu đối với việc kiểm chứng chúng. Continue reading “#22 – Quy luật và Lý thuyết”