Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng

Nguồn: Suyash Desai, “Flashpoints on the Periphery: Understanding China’s Neighborhood Opportunism”, The Diplomat, 28/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không? Continue reading “Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?

Nguồn: Bonnie Girard, “Why the US-China Trade Negotiations Are Stuck”, The Diplomat, 18/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng

Những người có chút hiểu biết về Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung Quốc là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung Quốc cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung Quốc.

Điều này có đúng không? Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?”