Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu

Nguồn: Zhou Xiaoming, “Disregard for WTO shows US is a destructive force for the rules-based global economic order,” South China Morning Post, 12/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đạo luật Giảm Lạm phát (Inflation Reduction Act) của Washington, một gói trị giá 430 tỷ USD cung cấp các khoản trợ cấp và tín dụng thuế cho các hàng hóa do Mỹ sản xuất, đang khiến các quốc gia khác – bao gồm cả các đồng minh của Mỹ – phải điêu đứng. Chẳng hạn, Pháp và Đức đang xem xét kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, động thái mới nhất của Washington chỉ là một ví dụ khác cho việc Mỹ phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên luật lệ.

Nhiều thập niên trước, Mỹ đã dẫn đầu việc tạo ra các quy tắc thương mại cho thế giới. Giờ đây, bất ngờ thay, họ lại đang dẫn đầu việc phá hoại chính các quy tắc và thể chế đa phương này. Dù họ yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ luật lệ, Washington lại thường xuyên bỏ qua các quy tắc thương mại đa phương không phù hợp với lợi ích của mình. Continue reading “Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu”

Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu

Nguồn: China v America: Trade without trust”, The Economist, 18/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Mười chín năm trước, một công ty vô danh Trung Quốc khai trương vài văn phòng đầu tiên tại châu Âu ở vùng ngoại ô Frankfurt và một thị trấn ở Anh, bắt đầu tham gia đấu giá xây dựng các hệ thống viễn thông. Ngày nay, Huawei tượng trưng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đi kèm nhiều mối lo – và một hệ thống thương mại toàn cầu nơi lòng tin đã sụp đổ. Với doanh thu 123 tỉ đô la Mỹ, Huawei nổi tiếng với giá cả cực kỳ cạnh tranh và sự tận tuỵ đối với các mục tiêu phát triển công nghiệp của giới lãnh đạo Trung Quốc. Từ năm 2018, Mỹ đã đưa Huawei vào cuộc tấn công pháp lý, biến nó trở thành tâm điểm trong thương chiến. Nay thì Anh cũng tuyên bố sẽ cấm cửa Huawei trong các hệ thống 5G của mình. Các quốc gia châu Âu khác có lẽ sẽ nối gót Anh. Nhưng thay vì cho thấy sự quyết tâm của phương Tây, chuỗi sự kiện liên quan đến Huawei cho thấy sự thiếu vắng một chiến lược mạch lạc. Nếu các nền dân chủ cởi mở và một Trung Quốc chuyên chế muốn duy trì các mối liên hệ kinh tế và tránh rơi vào tình trạng hỗn mang, thì một cấu trúc thương mại mới cần phải được thiết lập. Continue reading “Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu”

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2019”

Thế giới hôm nay: 09/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nguồn tin thân cận với ông Boris Johnson thừa nhận kế hoạch Brexit của ông trên thực tế đã chết sau cuộc gọi với thủ tướng Đức Angela Merkel. Một người thân cận với thủ tướng Anh khẳng định thủ tướng Đức đã đưa ra quan điểm hoàn toàn mới về Bắc Ireland. Nhiều nhà bình luận chế giễu việc đổ lỗi này, trong khi Brussels nói quan điểm của họ không thay đổi. Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, gọi phản ứng của Phố Downing là “một trò chơi đổ lỗi ngu ngốc”. Tuy nhiên, với việc nước Anh chuẩn bị bước vào bầu cử thì đổ lỗi cho người Đức về thất bại của kế hoạch Brexit xem ra có vẻ thuận tiện cho ông Johnson .

Chính quyền Trump đã chặn một nhà ngoại giao cấp cao ra làm chứng trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện. Những người từ 3 ủy ban do đảng Dân chủ lãnh đạo đã lên kế hoạch tra hỏi Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại EU, về sự tham gia của ông vào chiến dịch gây áp lực của ông Trump đối với Ukraine. Đảng Dân chủ nói việc cấm cản ông Sondland ra điều trần là hành động ngăn trở, đồng thời cũng đáng bị luận tội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2019”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”

Thế giới hôm nay: 06/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công ty cho thuê không gian văn phòng chia sẻ WeWork được cho là đã giảm mức định giá của họ xuống còn 20-30 tỷ đô la trước khi niêm yết theo kế hoạch. Đây là mức giảm mạnh từ mức định giá 47 tỷ đô la của SoftBank, một nhà đầu tư lớn, vào đầu năm nay. WeWork cũng có thể lùi ngày IPO của họ sang 2020. 12 tháng qua chứng kiến một loạt vụ niêm yết các công ty công nghệ khổng lồ mà cuối cùng đều thất bại.

Bão Dorian đã phá hủy phần lớn bờ biển Carolina của Mỹ với gió mạnh, gây mất điện và lũ lụt. Nó đã tấn công quần đảo Bahamas với sức gió lên tới 185m/h (298km/h) – cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận khi đổ vào đất liền – khiến 20 người thiệt mạng. Dorian có thể gây thiệt hại ở Mỹ từ Georgia ở phía nam lên tận Virginia ở phía bắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2019”

Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước

Tác giả: Trí thức Trẻ pv ĐS Phạm Quang Vinh

Chỉ chưa đầy tuần, Tổng thống Trump đã làm chao đảo tình hình, cả chính trị và kinh tế thế giới, nhất là trong quan hệ Mỹ – Trung, khi mà cuộc chiến thương mại hai nước lại bị đẩy căng hơn nữa, ăn miếng trả miếng, ngay trước thềm một G7 vốn đã và đang bất đồng nhiều chiều, khó có thể giải quyết được các vấn đề của thế giới như trông đợi, mà trong đó cũng lại luôn ẩn chứa nhân tố Trump.

Dư luận không chỉ phản ứng trái chiều về cách ứng xử của Trump, mà còn luôn thấy rất bị động, bất ngờ trước những quyết sách, phản ứng của Trump, như chính trong tuần vừa qua khi ông đáp trả ngay và hết sức quyết liệt, với một loạt các biện pháp trả đũa tức thì, sau khi Trung Quốc công bố sẽ áp thêm thuế đối với 75 tỉ USD hàng hoá từ Mỹ. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước”

Thế giới hôm nay: 02/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình ở Hồng Kông đã đánh đấu kỷ niệm năm năm cuộc bỏ phiếu bác bỏ các cải cách chính trị nửa vời do Trung Quốc đưa ra. Bất chấp việc chính quyền cấm tuần hành, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường một cách hòa bình tại trung tâm thành phố và, đồng thời, một cách ít hòa bình hơn, đã bao vây các tòa nhà chính phủ và làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm. Đó là đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 13 liên tiếp.

Taliban, một nhóm thánh chiến, đã tấn công hai thành phố ở miền bắc Afghanistan ngay cả khi các nhà đàm phán cho biết họ đã gần hoàn thành một thỏa thuận hòa bình. Mỹ dự kiến sẽ rút gần hết quân đội ra khỏi Afghanistan nếu Taliban hứa ngừng che chở cho những tên khủng bố tìm cách tấn công các mục tiêu Mỹ. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ dân cử của Afghanistan vẫn còn rất xa xôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2019”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”

Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá

Nguồn: Why a weakening yuan is rattling markets“, The Economist, 05/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Milton Friedman từng nói hồi những năm 1960 rằng tỷ giá hối đoái tự do có thể dẫn đến “thương mại quốc tế tự do hơn … và giảm thuế quan”. Trong trường hợp Trung Quốc, logic của ông đang bị đảo ngược. Việc áp thuế quan đang dẫn đến tỷ giá hối đoái tự do hơn. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ sớm áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ đô la của Trung Quốc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Bốn ngày sau, Trung Quốc đáp trả bằng cách cho tỷ giá đồng nhân dân tệ được giảm tự do, một điều rất hiếm khi xảy ra. Đồng nhân dân tệ đã xuống dưới ngưỡng bảy nhân dân tệ đổi một đô la Mỹ, một ngưỡng tâm lý quan trọng, lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Và giá cổ phiếu ở Mỹ cũng đã giảm theo, với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 2%. Continue reading “Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá”

Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 01/08/2019 chứng kiến đợt leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Có thể rút ra một số nhận định từ động thái mới này của Mỹ.

Thứ nhất, trái với nhận định của một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hoặc chí ít không leo thang cuộc chiến, bởi nếu không có thỏa thuận hoặc cuộc chiến leo thang thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thương, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của ông Trump. Continue reading “Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung”

Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn. Continue reading “Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?”

Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

Nguồn: America and China resume talks in a bid to end their trade war”, The Economist, 29/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.

Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20”

Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Andrew J. Nathan “How China Really Sees The Trade War”, Foreign Affairs, 27/06/2019

Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là ‘bạn của tôi’. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.

‘Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách’, Trump thích nói thế. Tuy nhiên  theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi. Continue reading “Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?”

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này. Continue reading “Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?

Nguồn: Bonnie Girard, “Why the US-China Trade Negotiations Are Stuck”, The Diplomat, 18/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng

Những người có chút hiểu biết về Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung Quốc là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung Quốc cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung Quốc.

Điều này có đúng không? Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?”