22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba

Nguồn: JFK announces a blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy (JFK) tuyên bố trước người Mỹ rằng ông đã ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm phản ứng lại việc phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đang được lắp đặt trên đảo. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông lên án nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vì “mưu đồ ám muội, liều lĩnh và đe dọa khiêu khích đối với hòa bình thế giới,” đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trả đũa nếu tên lửa được phóng đi.

Bốn ngày trước đó, Kennedy đã được xem hình ảnh Liên Xô đang lắp đặt 40 tên lửa đạn đạo tại Cuba – với khoảng cách rất gần so với Mỹ. Trong các cuộc họp bí mật, Kennedy và các cố vấn thân cận nhất của ông đồng ý rằng Tổng thống có ba lựa chọn: (1) thương lượng với Liên Xô để di dời các tên lửa; (2) ném bom các địa điểm chứa tên lửa ở Cuba; hoặc (3) tiến hành phong tỏa hải quân hòn đảo. Kennedy đã chọn cách phong tỏa Cuba, và quyết định rằng sẽ chỉ ném bom các địa điểm chứa tên lửa nếu thực sự cần thiết. Continue reading “22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba”

04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập

Nguồn: Kennedy and Khrushchev agree on neutrality for Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cùng Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã họp mặt tại Vienna và đồng ý ủng hộ một nước Lào trung lập và độc lập.

Trước đó, Lào đã trải qua cuộc nổi dậy của phe cộng sản – nhóm du kích Pathet Lào. Tháng 07/1959, Bộ Chính trị Bắc Việt Nam đã thành lập Nhóm 959 để cung cấp vũ khí và vật tư cho Pathet Lào. Sang năm 1960, Pathet Lào đã đe dọa sự sống còn của chính phủ Hoàng gia. Ngày 19/01/1961, khi Tổng thống Eisenhower sắp rời nhiệm sở, ông nói với Kennedy rằng Lào “là chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.” Kennedy đã xem xét việc cho quân đội Mỹ can thiệp vào Lào, nhưng cuối cùng lại quyết định không làm điều đó. Continue reading “04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập”

10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

160302115458_stalin_624x351_afp_nocredit

Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã ‘bỏ lỡ cơ hội’ bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền. BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn ‘The Last Days of Stalin’ (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào “cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953”. Continue reading “Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ”

20/03/1953: Khrushchev bắt đầu trỗi dậy nắm quyền

khrushchev

Nguồn:Khrushchev begins his rise to power”, History.com (truy cập ngày 20/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Chính phủ Liên Xô thông báo rằng Nikita Khrushchev là một trong năm người được bầu vào Ban Bí thư mới được thành lập của Đảng Cộng sản. Việc Khrushchev được lựa chọn là một bước quan trọng đầu tiên dẫn đến sự trỗi dậy nắm quyền của ông ở Liên Xô – một bước tiến mà cuối cùng giúp Khrushchev được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản vào tháng 9 năm 1953, và sau đó là Thủ tướng vào năm 1958.

Cái chết của Joseph Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953 đã tạo ra một khoảng trống rất lớn trong dàn lãnh đạo Liên Xô. Stalin đã cai trị Liên Xô từ những năm 1920. Với việc ông qua đời, người thừa kế hiển nhiên là Georgy Maksimilianovich Malenkov, người được chỉ định làm thủ tướng và Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản ngay sau cái chết của Stalin. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp tưởng như trơn tru này lại ẩn dấu một cuộc đấu tranh quyền lực ngày càng tăng giữa Malenkov và Nikita Khrushchev. Continue reading “20/03/1953: Khrushchev bắt đầu trỗi dậy nắm quyền”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời

tumblr_static_khrushchev_remembers

Nguồn: “Nikita Khrushchev dies”, History.com, truy cập ngày 09/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, nguyên lãnh đạo Liên Xô cũ Nikita Khrushchev, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh và chắc chắn là một trong những nhân vật màu mè nhất, đã qua đời. Trong thời gian ở đỉnh cao quyền lực của mình vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Khrushchev đã tham gia vào một số sự kiện quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev sinh ra ở Nga vào năm 1894. Ông là một trong những thành viên ban đầu của phong trào cộng sản ở nước Nga, nhưng con đường quan lộ của ông chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1930. Lòng trung thành với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã có ích cho ông trong thập kỷ đầy biến động đó khi nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác đã trở thành nạn nhân trước cơn thịnh nộ và ngờ vực của Stalin. Khrushchev đã leo lên cao trong hệ thống đảng, và kỹ năng tổ chức của ông trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã mang lại cho ông uy tín trong thời kỳ Thế chiến II. Continue reading “11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời”

Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin

KOG_117561_00002_1_t222_112926

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Khrushchev là người kế nhiệm Joseph Stalin lãnh đạo Liên bang Xô Viết từ năm 1955 tới 1964. Nhiệm kỳ của ông trải qua cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Nikita Sergeyevich Khrushchev sinh năm 1894 trong một gia đình nghèo khó ở miền tây nam nước Nga. Ông gần như không được đi học. Ông gia nhập Đảng Bolshevik năm 1918 và chiến đấu trong Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga.

Năm 1929, Khrushchev chuyển đến Moskva để tham gia Học viện Công nghiệp Stalin. Năm 1931, ông bắt đầu làm việc cho Đảng Cộng sản, dần thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành bí thư thứ nhất của Đảng bộ thành phố Moskva năm 1938. Năm sau đó ông trở thành ủy viên Bộ chính trị – cơ quan ra quyết định tối cao của Đảng Cộng sản. Trong Thế chiến thứ hai, Khrushchev đảm nhiệm chức vụ chính ủy của quân đội. Continue reading “Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin”

27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Nguồn:Khrushchev becomes Soviet premier,” History.com (truy cập ngày 27/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 27 tháng 3 năm 1958, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) thay cho Nikolai Bulganin, trở thành lãnh đạo đầu tiên đồng thời nắm giữ hai chức vụ chủ chốt của Liên Xô sau Joseph Stalin.

Khrushchev, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ukraina năm 1894, làm công nhân mỏ cho đến khi gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1918. Năm 1929, ông tới Moskva và liên tục thăng tiến trong hàng ngũ Đảng, đến năm 1938 trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina. Ông trở thành phụ tá thân cận của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô từ năm 1924. Năm 1953, Stalin qua đời, và Khrushchev đã phải vật lộn với người kế nhiệm được chọn của Stalin là Georgy Malenkov để giành vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản. Khrushchev đã thắng cuộc đua quyền lực đó, còn Malenkov được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, một vị trí mang tính hình thức hơn. Năm 1955, Nikolai Bulganin, ứng cử viên do chính tay Khrushchev chọn, lên thay Malenkov. Continue reading “27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”