Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”