Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”