Những điều châu Á cần biết về Trump

donald-trump8

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.

Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Những điều châu Á cần biết về Trump”

Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc

japan_flag_china

Nguồn: Orville Schell, “China’s Victimization Syndrome”, Project Syndicate, 22/04/2005.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc bàn cãi về bản chất Trung Quốc đang diễn ra tại quốc gia khổng lồ này, với sự tham gia của hai lực lượng hùng mạnh và hai quan điểm vô cùng khác biệt về thế giới bên ngoài. Kết quả của cuộc đọ sức này sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng Trung Quốc có thành công trong việc trở thành một quốc gia thực sự có mối quan hệ mang tính xây dựng và vững bền với thế giới bên ngoài hay không.

Một mặt, cuộc cách mạng kinh tế đã giúp Trung Quốc tạo được vị thế trên trường thế giới như là một cường quốc thương mại tự tin, một nhân tố trung gian quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn, và thậm chí với một sự hiện diện quân sự mang tính bảo đảm (ổn định). Mặt khác, Trung Quốc vẫn bị bó buộc bởi quá khứ và nặng “tâm lý nạn nhân”, khiến nó có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm lên nước ngoài trong các vấn đề nội bộ. Continue reading “Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc”

Khái niệm ‘cộng hòa chuối’ đến từ đâu?

20131123_blp509

Nguồn:Where did banana republics get their name?”, The Economist, 21/11/2013.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bạo lực, nghèo túng và lộn xộn về chính trị, Honduras đạt tiêu chuẩn của một “cộng hòa chuối” (banana republic) theo định nghĩa của đa số mọi người. Vào Chủ nhật tới, nước này sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống với sự cạnh tranh sát sao bốn năm sau cuộc đảo chính mà trong đó vị tổng thống lúc bấy giờ bị trói gô ra khỏi dinh tổng thống trong bộ đồ ngủ và bị đưa lên máy bay quân sự tới Costa Rica. Tỉ lệ giết người ở đây nằm ở mức cao nhất thế giới; nền kinh tế thì lung lay. Vấn đề của quốc gia này không mới: quốc gia hỗn loạn này có một vinh dự không ai muốn là nơi truyền cảm hứng đầu tiên cho cụm từ “cộng hòa chuối” hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên cụm từ này đến từ đâu, và nó thực sự nghĩa là gì? Continue reading “Khái niệm ‘cộng hòa chuối’ đến từ đâu?”

Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc

Gwadar-Kashga

Nguồn: David Brewster, “China’s Rocky Silk Road”, East Asia Forum, 09/12/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến Một vành đai Một con đường (One Belt One Road – OBOR) của Trung Quốc là một kế hoạch cực kỳ tham vọng – và có lẽ Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu nhận ra kế hoạch này quá tham vọng tới mức nào.

OBOR bao gồm việc xây dựng một nhóm các kết nối hạ tầng giữa Trung Quốc, Nga, Trung Á và Ấn Độ Dương. Một loạt các cảng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dọc Ấn Độ Dương được gọi là Con đường tơ lụa trên biển (MSR), bổ sung con đường hàng hải cho các kết nối trên đất liền với Ấn Độ Dương, bao gồm Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và Hành lang Kinh tế được đề xuất giữa Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM). Trung Quốc giờ đây đã thiết lập được các cơ quan tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ con đường tơ lụa, nhằm giúp chi trả cho các dự án OBOR có giá trị ước tính 250 tỉ đô la Mỹ. Continue reading “Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc”

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga

KP_1501273_crop_1200x720

Nguồn:Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.

Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.

Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”. Continue reading “Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc

Globe and China Flag for background

Nguồn: Malcolm Cook, “Southeast Asia’s China illusion”, Business World Online, 12/10/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm phổ biến thường không sáng suốt và mang tính ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Ngày nay, ở khắp Đông Nam Á, việc Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế tối quan trọng trong khu vực và sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên được coi là một thực tế đương nhiên không cần soát lại.

Quan niệm phổ biến này đang định hình cách các nhà lãnh đạo và phân tích chính trị trong khu vực nhìn nhận quan hệ của nước mình với Trung Quốc và các nước khác. Ứng cử viên tổng thống Philippines Jejomar C. Binay trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đầu năm nay đã sử dụng tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines để biện minh cho việc ông ủng hộ thái độ nhẹ nhàng hơn trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tức Biển Đông – NBT), tập trung vào cách tiếp cận ưa thích của Trung Quốc là hợp tác cùng phát triển. Continue reading “Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc”

Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe

Part-HKG-Hkg10130888-1-1-0

Nguồn: Kazuhiko Togo, “Abe’s foreign and security policy agenda”, PacNet #91, 29/12/2014.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 của ông Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thể hiện sự âm thầm chuyển dịch quyền lực từ phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa (nationalist – right) sang các lực lượng trung dung tự do (liberal-center forces). Như Brad Glosserman đã chỉ ra, điều này được thể hiện trước tiên qua việc Đảng Komeito (Công minh) nổi lên tương đối, tăng 4 ghế lên tổng số 35, và LDP mất 3 ghế, còn lại tổng số 290 ghế trong liên minh cầm quyền. Continue reading “Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe”