Karl Marx: Một nhà nhân văn lãng mạn

BRAND_BIO

Nguồn: Terry Eagleton, “Ein romantischer Humanist“, Zeit, 23/05/2011.

Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Ca ngợi Karl Marx có lẽ cũng khó lọt tai như nói một điều gì dễ thương về Thiền vu Hung Nô Attila. Chẳng phải những ý tưởng của Marx là đầu mối của độc tài, giết chóc quy mô lớn và tàn phá kinh tế đó sao? Còn có gì để bênh vực cha đẻ của những học thuyết từng dẫn thẳng đến các trại cải tạo và tệ sùng bái một gã nông dân Gruzia hoang tưởng, được biết đến với cái tên Stalin? Chẳng phải một học trò khác của Marx, Mao Trạch Đông, là thủ phạm gây ra vụ tàn sát dân chúng có lẽ lớn nhất trong lịch sử hiện đại đó sao?

Nhưng bắt Marx phải chịu trách nhiệm về Mao thì đại loại cũng giống như nhè đầu Jesus mà đổ cho tội của các Tòa án Dị giáo La Mã. Tay của nền văn minh Thiên chúa giáo cũng vấy máu biết bao nhiêu nạn nhân vô tội. Nhưng chúng ta không đem những điều kinh hoàng đó ra để cáo buộc các tác giả của Kinh Tân ước, cũng hệt như chúng ta không lấy nạn đói khổng lồ ở Ái Nhĩ Lan hay Đại chiến Thế giới I để quy trách nhiệm cho các nhà tư tưởng cấp tiến vĩ đại đã góp công vào việc lí giải xã hội tư bản hiện đại. Continue reading “Karl Marx: Một nhà nhân văn lãng mạn”

Thế kỉ Trung Quốc?

ST-Seah Kwang Peng -LKY & Schmidt

Phạm Thị Hoài lược dịch

Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này. Continue reading “Thế kỉ Trung Quốc?”

Tố chất nào của người Hoa?

article-2212963-155860FF000005DC-408_634x422

Tác giả: Lưu Du | Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn minh (精神文明), ban tử kiến thiết(班子建设) [3]… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái (血染的风采) [4] thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất (素质) là một trong những từ như thế.

“Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…” Câu này phổ biến tới mức nếu không đi cùng với hai từ kém và người Hoa thì từ tố chất như thể bơ vơ lạc lõng. Nhưng dịch tố chất như thế nào đây? Dịch thành quality có vẻ hợp hơn cả. Tuy nhiên, thử nghĩ kĩ thì câu tiếng Anh Continue reading “Tố chất nào của người Hoa?”

Bao nhiêu bản đồ thì đủ?

Tác giả: Phạm Thị Hoài

BandoTQkocoHoangSa

Người ngoại đạo như tôi, sống ở thời Google Map, đứng trước những tấm bản đồ cổ phương Tây, chữ Latinh hẳn hoi, thường chỉ ngắm chứ không thực sự hiểu. Giống như xem những chiếc răng, hộp sọ, lưỡi rìu mấy ngàn năm gì đó trong bảo tàng. Còn bản đồ cổ, châu Á, lại chữ Hán, trông như tranh của Hans Hartung đè lên Tề Bạch Thạch trong tinh thần “Phẳng chung thủy“, thì chịu, hoàn toàn phải nhờ giới chuyên môn thuyết trình. Continue reading “Bao nhiêu bản đồ thì đủ?”