Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”

Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh

20150912_brp513

Nguồn:  How Jeremy Corbyn became the Labour frontrunner”, The Economist, 10/09/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công đảng đối lập của Anh sẽ công bố kết quả của cuộc bầu cử lãnh đạo vào ngày 12 tháng 9. Các cuộc thăm dò và tỷ lệ đặt cược đều cho rằng Jeremy Corbyn, dân biểu lâu năm có đường lối cực tả và là người lâu nay chống ngay chính đảng của mình trong quốc hội, sẽ giành chiến thắng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một cuộc tranh cãi nguy hiểm. Chỉ khoảng chừng 20% trong số các nghị sỹ của Công đảng được cho là muốn ông Corbyn làm lãnh tụ của họ. Sau khi không thể ngăn vị lãnh đạo thiên tả và ít được lòng các nghị sĩ là Ed Miliband lên lãnh đạo đảng hồi đầu năm, họ rất đoàn kết trong việc không muốn lặp lại sai lầm. Vậy Jeremy Corbyn đã trở thành lãnh đạo Công Đảng như thế nào? Continue reading “Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”