14/11/1776: Báo Anh loan tin Benjamin Franklin tham gia nổi dậy ở Mỹ

Nguồn: English newspaper announces Benjamin Franklin has joined rebellion in America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tờ Biên niên sử St. James (St. James Chronicle) của London đã đăng một bài viết thông báo “Tiến sĩ Franklyn [Benjamin Franklin], người mà Lord Chatham [Thủ tướng William Pitt, một người ủng hộ các thuộc địa] đã vô cùng yêu quý, và thường nói ông tự hào gọi là bạn mình, lại chính là người đứng đầu cuộc nổi dậy ở Bắc Mỹ.” Continue reading “14/11/1776: Báo Anh loan tin Benjamin Franklin tham gia nổi dậy ở Mỹ”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Continue reading “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh

Nguồn: Patrick Henry voices American opposition to British policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong một bài phát biểu trước Hội nghị Virginia lần thứ hai, Patrick Henry đã phản ứng lại sự cai trị ngày càng áp bức của người Anh đối với các thuộc địa Mỹ bằng cách tuyên bố, “Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào, nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết!” Sau khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4/7/1776, Patrick Henry được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm làm thống đốc bang Virginia. Continue reading “23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh”

13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal

Nguồn: Patriots take Montreal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 13/11/1775, Chuẩn tướng Quân đội Lục địa Richard Montgomery đã chiếm Montreal, Canada mà không bị phản kháng.

Chiến thắng của Montgomery một phần nhờ vào thất bại của Ethan Allen trước Tướng Anh kiêm Thống đốc Hoàng gia Canada Guy Carleton tại Montreal vào ngày 24/09/1775. Chiến dịch tấn công sai lầm và thiếu thốn nhân sự của Allen vào Montreal đã khiến ông bị người Anh bắt giữ và giam cầm tại Lâu đài Pendennis ở Cornwall, Anh. Continue reading “13/11/1775: Lính Mỹ chiếm Montreal”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh

Nguồn:Elizabeth II never laid down the heavy weight of the crown.” The Economist, 08/09/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đối với hàng triệu người đón xem lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh vào ngày 2 tháng 6 năm 1953 — lần đầu tiên một lễ đăng quang như vậy được phát trên truyền hình — phần xúc động nhất nằm ở cuối buổi lễ. Đó là khi chiếc vương miện hoàng gia, nạm 2.868 viên kim cương và nặng hơn một kg, được đặt lên mái tóc đen mỏng của Elizabeth Windsor và đưa bà trở thành Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhưng đối với Nữ hoàng, theo lời của một số ít nhân vật thân thiết, phần áp lực nhất của buổi lễ diễn ra trước nghi thức trao vương miện, và không được phát trên truyền hình. Như các đời vua trước từ thời Trung cổ, Elizabeth phải cởi bỏ y phục ngoài để thực hiện nghi thức xức dầu thánh: một biểu trưng cho thấy vương quyền không chỉ đến từ dòng máu Hanover, mà còn từ Chúa. Đó là lời nhắc nhở rằng bà có một nghĩa vụ linh thiêng và vĩnh cữu. Và Nữ hoàng chưa bao giờ quên điều đó. Continue reading “Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh”

28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ

Nguồn: Zulu king captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Vua Cetshwayo, người cai trị cuối cùng của Zululand, đã bị người Anh bắt giữ sau thất bại trong Chiến tranh Anh-Zulu. Sau đó, ông đã bị đưa đi lưu đày. Hành động chống lại sự cai trị của người Anh ở miền nam châu Phi của Cetshwayo đã dẫn đến cuộc xâm lược của Anh vào Zululand vào năm 1879.

Năm 1843, người Anh thừa hưởng từ người Boer địa vị cai trị Natal, vốn kiểm soát Zululand, vương quốc của người Zulu. Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi vào thế kỷ 17. Zulu, một dân tộc di cư từ phía bắc, cũng đến miền nam châu Phi trong thế kỷ 17, định cư quanh vùng sông Tugela. Continue reading “28/08/1879: Vua Zulu bị bắt giữ”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?

Nguồn: Jim O’Neill, “The UK needs a coherent economic strategy,” Financial Times, 24/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Đảng Bảo thủ phải chọn ra một nhà lãnh đạo có thể mang đến giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề về năng suất.

Vậy là đã hơn 12 năm kể từ khi Đảng Bảo thủ giành lại quyền lực. Trong lúc các thành viên của đảng này cân nhắc về nhà lãnh đạo thứ tư của mình, đất nước đang khẩn thiết mong đợi sự lựa chọn của họ – thủ tướng tiếp theo – sẽ có tầm nhìn đáng tin cậy trong việc giải quyết những thách thức to lớn.

Hai ứng viên của vòng bỏ phiếu cuối cùng, Liz Truss và Rishi Sunak, phải suy nghĩ về cách họ vạch ra một con đường có tính xây dựng hơn cho Vương quốc Anh so với những gì đã được thực hiện sau sự tàn phá kinh tế của khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn là nền tảng cho chiến thắng bầu cử của Đảng Bảo thủ hai năm sau đó. Continue reading “Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?”

10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc

Nguồn: British Women’s Auxiliary Army Corps is officially established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Chỉ thị số 1069 của Hội đồng Quân đội Anh Quốc đã chính thức thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh (British Women’s Auxiliary Army Corps, WAAC), cho phép các nữ tình nguyện viên được phục vụ cùng với các đồng nghiệp nam giới tại Pháp trong Thế chiến I.

Tính đến năm 1917, một số lượng lớn phụ nữ đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Anh, giữ một vai trò quan trọng là cung cấp đủ đạn pháo và các loại vũ khí khác cho nỗ lực chiến tranh của phe Hiệp ước. Điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy là không thể phủ nhận, công nhân phải làm việc trong thời gian dài với các hóa chất độc hại như thuốc nổ TNT. Đã có tổng cộng 61 nữ công nhân chế tạo bom đạn chết vì ngộ độc, và 81 người khác chết vì tai nạn lao động. Vụ nổ tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở Silvertown, Đông London, khi một ngọn lửa vô tình làm cháy 50 tấn thuốc nổ TNT, đã khiến 69 phụ nữ thiệt mạng và 72 người khác bị thương nặng. Continue reading “07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc”

18/06/1778: Quân Anh rút khỏi Philadelphia

Nguồn: British abandon Philadelphia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, sau gần chín tháng chiếm đóng, 15.000 lính Anh dưới quyền Tướng Henry Clinton đã di tản khỏi Philadelphia, thủ đô cũ của Mỹ.

Người Anh đã chiếm được Philadelphia vào ngày 26/09/1777, sau những thất bại của Tướng George Washington trong Trận Brandywine và Trận Clouds. Tướng Anh William Howe đã biến Philadelphia, nơi đặt trụ sở của Quốc hội Lục địa, trở thành trọng tâm trong chiến dịch của ông, nhưng chính phủ của phe Ái Quốc đã tước đi chiến thắng quyết định mà ông mong chờ, bằng cách chuyển trung tâm hoạt động của mình đến địa điểm an toàn hơn tại York, chỉ một tuần trước khi Philadelphia thất thủ. Continue reading “18/06/1778: Quân Anh rút khỏi Philadelphia”

24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Continue reading “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh

Nguồn: Ottawa Chief Pontiac’s Rebellion against the British begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Cuộc nổi dậy của Tù trưởng Pontiac (Pontiac’s Rebellion) đã nổ ra khi một liên minh chiến binh người Mỹ bản địa dưới quyền Tù trưởng Pontiac của tộc Ottawa tấn công binh lính Anh đóng tại Detroit. Sau khi không thể chiếm được pháo đài ngay trong đợt tấn công đầu tiên, lực lượng của Pontiac, gồm các chiến binh Ottawa và được tăng cường bởi các bộ tộc Wyandot, Ojibwa và Potawatami, đã thực hiện một cuộc bao vây kéo dài hàng tháng. Continue reading “07/05/1763: Tù trưởng Pontiac nổi dậy chống lại người Anh”

30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Battle of the Boot takes place between Anglo-Indian and Turkish forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Trận Boot đã đánh dấu sự kết thúc Chiến dịch Samarrah của quân đội Anh, vốn được liên quân Anh-Ấn triển khai một tháng trước đó theo lệnh của toàn quyền chỉ huy khu vực, Sir Frederick Stanley Maude, nhắm vào tuyến đường sắt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Samarra, cách Baghdad khoảng 130 km về phía bắc, thuộc vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).

Khi vừa chiếm được Baghdad, Maude quyết định sẽ không nghỉ ngơi, mà nhanh chóng củng cố các vị trí phe Hiệp ước ở phía bắc, nơi lực lượng của chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ Khalil Pasha đang đóng quân sau khi rút lui khỏi Baghdad, để chờ quân tiếp viện từ Ba Tư. Trong Chiến dịch Samarrah, bắt đầu vào ngày 13/03/1917, khoảng 45.000 lính tiền tuyến Anh-Ấn đã được lệnh di chuyển đến sông Tigris, về hướng đường sắt tại Samarra. Continue reading “30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát

Nguồn: Gandhi assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, đã bị một người theo Ấn giáo cực đoan ám sát ở New Delhi.

Sinh ra là con trai của một quan chức Ấn Độ vào năm 1869, Gandhi có một người mẹ là tín đồ sùng đạo của phái Vishnu, và bà đã sớm cho con mình tiếp xúc với đạo Jain, một tôn giáo hà khắc của Ấn Độ chủ trương bất bạo động. Dù không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng vào năm 1888, Gandhi đã được trao cơ hội để theo học luật ở Anh. Năm 1891, ông trở lại Ấn Độ, nhưng không tìm được vị trí công việc ổn định nên cuối cùng đã chấp nhận làm nhân viên hợp đồng một năm ở Nam Phi vào năm 1893. Continue reading “30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát”