Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?
Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”