Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?

Nguồn: Who owns what in outer space, The Economist, 12/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật để hợp pháp hóa việc khai thác tài nguyên trong không gian vũ trụ – đạo luật đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. Các công ty mà một ngày nào đó có thể tìm cách khai thác các tiểu hành tinh để lấy các nguồn tài nguyên như nước hoặc kim loại quý từ nay trở đi sẽ được phép sở hữu, xử lý và bán bất cứ thứ gì họ thu được. Ngành công nghiệp khai thác không gian non trẻ đang vô cùng vui mừng. Ông chủ của một công ty với tên gọi Planetary Resources so sánh nó với Đạo luật Homestead 1862 – một đạo luật đã cấp lên tới 160 mẫu Anh đất ở miền Tây Hoa Kỳ cho bất kỳ người định cư gan dạ nào sẵn sàng mạo hiểm tới đó. Gần đây, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, đã nói về việc tạo ra một môi trường pháp lý “thuận lợi” hơn về không gian và biến mặt trăng thành một “trạm xăng” cho các chuyến thăm dò xa hơn. Continue reading “Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?”

04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik

04-10-1957-sputnik-launched

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm. Continue reading “04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik”