12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York

Nguồn: One million people demonstrate in New York City against nuclear weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một đám đông cực lớn và đa dạng đã xuống đường tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân và chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Đến cuối ngày, ước tính số lượng người tham dự đã lên đến hơn một triệu người, khiến đây trở thành cuộc biểu tình giải trừ quân bị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mỹ và Liên Xô đã chạy đua vũ trang kể từ Thế chiến II, và Chiến tranh Lạnh trở nên ‘đặc biệt nóng’ vào đầu thập niên 1980. Nhậm chức vào năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan là người kiên trì ủng hộ Mỹ xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phản đối kịch liệt ý tưởng về các hiệp ước giải trừ quân bị. Continue reading “12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù

Nguồn: Accused spy Alger Hiss released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, sau 44 tháng ngồi tù, cựu viên chức chính phủ Hoa Kỳ Alger Hiss đã được trả tự do và một lần nữa tuyên bố rằng mình vô tội trước mọi cáo buộc dẫn đến việc ông phải ngồi tù.

Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiss bị kết tội khai man vào năm 1950 vì đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn liên bang. Cụ thể, ông ta được cho là đã che giấu việc đồng lõa chuyển các tài liệu bí mật của chính phủ cho Whittaker Chambers, người sau đó chuyển tiếp các tài liệu này cho các đặc vụ của Liên Xô. Continue reading “27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù”

05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông

Nguồn: Eisenhower proposes new Middle East policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, trước tình hình ngày càng căng thẳng ở Trung Đông, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra một đề xuất với Quốc hội Mỹ trong đó kêu gọi một chính sách mới chủ động hơn trong khu vực này. “Học thuyết Eisenhower,” như tên gọi sau này của nó, đã biến Trung Đông trở thành một chiến trường Chiến tranh Lạnh.

Người Mỹ tin rằng tình hình ở Trung Đông đã ngày càng xuống cấp nghiêm trọng trong năm 1956, và nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Nasser được cho là người chịu trách nhiệm chính. Mỹ viện đến chủ nghĩa dân tộc chống Phương Tây của Nasser và quan hệ ngày càng chặt chẽ của ông với Liên Xô để biện minh cho việc nước này rút lại viện trợ xây dựng đập Aswan trên sông Nile vào tháng 07/1956. Chưa đầy một tháng sau, Nasser đã giành quyền kiểm soát Kênh đào Suez. Hành động này châm ngòi cho một cuộc tấn công phối hợp của quân đội Pháp, Anh và Israel vào Ai Cập, trong khoảng cuối tháng 10. Đột nhiên, Trung Đông có khả năng trở thành nơi diễn ra Thế chiến III. Continue reading “05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II

Nguồn: Jimmy Carter and Leonid Brezhnev sign the SALT-II nuclear treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Vienna, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận SALT-II, đưa ra các hạn chế và hướng dẫn về vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận chưa bao giờ chính thức có hiệu lực này đã trở thành một trong những hiệp định Mỹ – Xô gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Lạnh.

SALT-II là hệ quả của nhiều vấn đề dai dẳng còn sót lại từ thỏa thuận SALT-I thành công năm 1972. Mặc dù thỏa thuận năm 1972 đã hạn chế rất nhiều loại vũ khí hạt nhân, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi SALT-I được cả hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1972. Continue reading “18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’

Nguồn: Nikita Khrushchev challenges United States to a missile “shooting match”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1957, trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên Mỹ, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tuyên bố Liên Xô có ưu thế về tên lửa hơn so với Mỹ và thách thức Mỹ tham gia một “cuộc thi phóng tên lửa” để chứng minh khẳng định của mình. Cuộc phỏng vấn đã làm gia tăng nỗi sợ của Hoa Kỳ rằng họ đang tụt lại phía sau Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.

Cuộc phỏng vấn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp thường thấy giữa vẻ huênh hoang hiếu chiến và việc kêu gọi “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev vào cuối những năm 1950. Ông khoe khoang về ưu thế tên lửa của Liên Xô và cho rằng Hoa Kỳ không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: “Nếu họ có thì họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của riêng mình rồi.” Sau đó, ông đưa ra lời thách thức: “Hãy cùng tham gia một cuộc thi phóng tên lửa ôn hòa như một trận đấu súng, và họ sẽ trông thấy sức mạnh của chúng ta.” Continue reading “15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi

Nguồn: The Cold War comes to Africa, as Guinea gains its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, thuộc địa Guinea cũ của Pháp tuyên bố độc lập, với Sekou Toure là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia mới. Guinea là thuộc địa Tây Phi duy nhất của Pháp lựa chọn độc lập hoàn toàn, thay vì trở thành thành viên trong Cộng đồng Pháp, và ngay sau đó Pháp đã rút toàn bộ viện trợ cho nước cộng hòa mới.

Mọi thứ sớm trở nên rõ ràng rằng Toure sẽ là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa và chống đế quốc mạnh mẽ, và phần lớn sự giận dữ và phẫn nộ của ông nhắm vào Hoa Kỳ vì quốc gia này đã liên minh với các cường quốc thực dân như Anh và Pháp và từ chối công khai lên án chính phủ thiểu số da trắng của Nam Phi. Continue reading “02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi”

25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower

Nguồn: Eisenhower and Khrushchev meet for talks, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã thực hiện chuyến thăm tới  Hoa Kỳ với chương trình hai ngày gặp gỡ với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Hai người đã đi đến thỏa thuận chung về một số vấn đề, nhưng một sự cố máy bay do thám U-2 vào tháng 05 năm 1960 đã đập tan mọi hy vọng cải thiện quan hệ Xô-Mỹ trong những năm dưới thời Eisenhower.

Khrushchev đến Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 9 năm 1959 trong một chuyến thăm dài ngày và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower. Những ngày đầu tiên trong chuyến thăm của vị nguyên thủ Liên Xô có sự pha trộn giữa những cuộc chiêu đãi xa hoa, du lịch và một vài giây phút căng thẳng. Khi đến thăm Los Angeles, Khrushchev đã nổi giận bởi những bình luận của người đứng đầu hãng phim Twentieth Century Fox Studio và sau đó là cơn thịnh nộ khi ông bị cấm đến thăm Disneyland vì những lo ngại về an ninh. Continue reading “25/09/1959: Khrushchev thăm Mỹ, hội đàm với Eisenhower”

23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân

Nguồn: Truman announces Soviets have exploded a nuclear device, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1949, trong một tuyên bố được diễn đạt một cách cẩn trọng, Tổng thống Harry S. Truman đã thông báo cho người dân Hoa Kỳ rằng Liên Xô đã cho phát nổ một quả bom hạt nhân. Thành tựu của Liên Xô, được thực hiện sớm hơn nhiều năm so với nhận định của các quan chức Hoa Kỳ, đã gây ra sự hoảng loạn trong chính phủ Mỹ.

Hoa Kỳ đã phát triển bom nguyên tử trong giai đoạn sau của Thế chiến II và thả hai quả bom xuống Nhật Bản vào tháng 08 năm 1945. Vào thời điểm các vụ đánh bom ở Nhật, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã sụp đổ. Nhiều quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Truman, đã xem vị thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ là một tài sản quý giá trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang trên đà phát triển với Nga. Continue reading “23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân”

17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Nguồn: Armistice ends the Korean War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thù địch, Mỹ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với hai miền Triều Tiên đã đồng ý đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Hiệp định đình chiến đã chấm dứt thử nghiệm đầu tiên của Mỹ về khái niệm chiến tranh hạn chế (limited war) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25/08/1950, khi Bắc Hàn xâm chiếm Nam Hàn. Gần như ngay lập tức, Mỹ đã đảm bảo thông qua một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi bảo vệ quân sự để giúp Nam Hàn chống lại sự xâm lược của Bắc Hàn. Trong vòng vài ngày, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của Mỹ bước chân vào trận chiến. Continue reading “27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên”

Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Nhiều lần nghe các thầy giáo cao niên của trường đại học phàn nàn thanh niên thời nay không biết, không quan tâm đến lịch sử, không có những kiến thức sơ đẳng nhất về lịch sử thế giới. Bản thân tôi, lúc đầu là giáo viên dạy môn Lịch sử Quan hệ quốc tế nên tôi nhất trí với nhận xét này. Để sẻ chia lời phàn nàn đó, tôi quyết định trả lời câu hỏi của nhiều người thường nêu ra. Tôi muốn làm rõ về “Chiến tranh Lạnh” là gì, tại sao nó xuất hiện, diễn biến ra sao và kết thúc lúc nào. Tôi muốn tóm lược các sự kiện một cách giản đơn nhất có thể và cũng muốn điểm lại sự tham gia của Mông Cổ trong cuộc chiến này. Continue reading “Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”