Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?

ausele2016

Nguồn:Will Australia’s election make any difference to its foreign policy?East Asia Forum, 13/06/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm truyền thống về lựa chọn chính sách đối ngoại cho rằng nó đã nằm trong ADN của các quốc gia – dân tộc, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế và những toan tính về lợi ích của nó trong các vấn đề quốc tế.

Theo quan niệm này thì sự thay đổi quyền lãnh đạo từ Đảng Dân chủ Nhật Bản sang Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản chỉ là sự chuyển tiếp bên ngoài hơn là thay đổi về bản chất của chính sách đối ngoại. Nếu Abe mơ về một nước Nhật từng là một cường quốc với chính sách đối ngoại độc lập hơn, thì thực tế sẽ hạn chế tham vọng của ông để phù hợp với tầm vóc nước Nhật – dù đó là tham vọng về phá vỡ những hạn chế trong khuôn khổ liên minh an ninh với Mỹ, tham vọng dành cho những đạo luật an ninh mới, về việc thay đổi điều khoản hòa bình trong hiến pháp và về làm thế nào để cứng rắn hơn với Trung Quốc. Những gì ông đã thay đổi chỉ là những điều chỉnh theo một xu hướng rõ ràng. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn được duy trì ổn định trong một thời gian dài. Continue reading “Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”