Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Jack Brook, “Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam,” Nikkei Asia, 12/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch xây kênh đào kết nối Phnom Penh với Vịnh Thái Lan đã làm gia tăng báo động trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

Từ ngôi nhà của mình bên bờ sông Mekong, cách Phnom Penh một giờ đồng hồ, Mao Sarin có thể ngắm nhìn những con tàu chở đầy container đang trên đường đến Việt Nam cũng như vùng đồng bằng châu thổ khổng lồ.

Nếu chính phủ của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuân theo đúng kế hoạch của mình, các chuyến hàng trong tương lai sẽ đi dọc theo con kênh trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ – một dự án sẽ xóa sổ ngôi nhà lợp mái tôn của Sarin. Kênh đào Phù Nam (Funan Techo canal) sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng biển của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, thoát khỏi con đường vốn do Việt Nam trấn giữ ngay cửa sông Mekong, một trong những tuyến đường thủy lớn nhất châu Á. Continue reading “Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam”

Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia

Nguồn: Markus Karbaum, “In Cambodia, Hun Sen Searches for the Magic Political Formula,” The Diplomat, 18/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã rõ ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Campuchia, nhưng vị Thủ tướng lâu năm sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc trao quyền cho con trai cả của mình, đồng thời tránh để xảy ra xung đột nội bộ nghiêm trọng.

Người đứng đầu chính phủ Campuchia đã không lường trước được điều này. Cuối tháng 6 vừa qua, ba tuần trước cuộc bầu cử quốc hội, Facebook tuyên bố sẽ đình chỉ tài khoản có 14 triệu người theo dõi của Thủ tướng Hun Sen trong sáu tháng. Lý do là vì trong một bài phát biểu hồi tháng 1, Hun Sen đã đe dọa sử dụng bạo lực với các đối thủ chính trị, và bài phát biểu này đã được công khai dưới dạng video. Hội đồng giám sát độc lập tại công ty mẹ của Facebook, Meta, xem đây là hành vi vi phạm nguyên tắc người dùng. Để giữ thể diện trước lệnh cấm này, Hun Sen đã xóa tài khoản của mình, cùng với hàng nghìn bài viết mà ông đã đăng kể từ năm 2016. Continue reading “Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia”

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia

Nguồn: Jing Jing Luo và Kheang Un, “The Roots of Cambodia’s Actions against Illegal Vietnamese Immigrants”, ISEAS Perspective, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

GIỚI THIỆU

Kể từ năm 2015, chính phủ Campuchia, dưới sự kiểm soát của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết một vấn đề đã có từ lâu: người nhập cư Việt Nam sống ở Campuchia. Các biện pháp này bao gồm lập hồ sơ, trục xuất, cưỡng chế di dời, tái định cư và tái đăng ký cho người nhập cư Việt Nam. Trong bối cảnh đó, văn liệu hiện có thường xoay quanh những tranh cãi về các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người nhập cư Việt Nam, tư cách công dân bước đầu của họ, và tình cảm chống Việt Nam ở Campuchia.[1] Khác với các nghiên cứu đó, bài viết này mang đến một phân tích sơ bộ về các yếu tố ít được thảo luận nhưng đã làm nền tảng cho chính sách hiện hành của chính phủ Campuchia đối với người nhập cư Việt Nam. Chúng bao gồm: (1) việc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) chính trị hóa thành công tình cảm chống Việt Nam trong cử tri Campuchia; (2) năng lực nhà nước được cải thiện và nhu cầu thay đổi của Campuchia; và (3) khoảng cách quyền lực ngày càng bị thu hẹp giữa Campuchia với Việt Nam do quan hệ Trung Quốc-Campuchia ngày càng khăng khít. Continue reading “Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia”

Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Theo báo chí Cam Bốt, ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Vào lúc đó, tờ báo Khmer Times dẫn lời đại sứ Vương Văn Thiên nhấn mạnh công trình nói trên chỉ nhằm giúp hiện đại hóa hải quân Cam Bốt, chứ không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, ông bác bỏ thông tin cho rằng căn cứ Ream khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Trước đó, ngày 07/06, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh cũng tuyên bố Cam Bốt sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng độc quyền căn cứ Ream, hoặc phát triển địa điểm này làm căn cứ quân sự. Continue reading “Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 13 khi một sứ giả Trung Quốc đến thăm Angkor Wat, nhưng chỉ trong thập niên qua mối quan hệ này mới được củng cố một cách mạnh mẽ. Cuộc “hôn nhân vị lợi” này giữa Trung Quốc và Campuchia mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho Campuchia.

Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó 43% đến từ Trung Quốc. Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm 2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Continue reading “Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?

Nguồn: Kimkong Heng, “Hun Manet: A Cambodian dynasty?”, The Interpreter, 26/06/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Con trai cả của Thủ tướng Hun Sen đang được chuẩn bị để kế nhiệm, nhưng sẽ cần phải thuyết phục các đối thủ chính trị chủ chốt.

Tuần này, Thủ tướng Campuchia Hun Sen xác nhận những gì đã được nghi vấn từ lâu, rằng ông đang chuẩn bị cho con trai cả của mình, Hun Manet, trở thành lãnh đạo của đất nước. “Là một người cha”, Hun Sen tuyên bố, “tôi phải ủng hộ con trai mình và bồi dưỡng nó để giúp nó có đủ lông đủ cánh”.

Không phải sẽ sớm có việc chuyển giao quyền lực tại Campuchia. Hun Sen cũng nói rõ ông có ý định tiếp tục nắm quyền thêm 10 năm nữa. Được xem là “một nhà lãnh đạo độc tài”, Hun Sen đã là Thủ tướng Campuchia từ năm 1985. Continue reading “Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?”

28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia

Nguồn: President Nixon approves Cambodian incursion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, những người đã liên tục ủng hộ việc giảm bớt lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đã bị loại khỏi quyết định sử dụng quân đội Mỹ tại Campuchia. Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, đã điện cho Tướng Creighton Abrams, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Sài Gòn, thông báo cho ông về quyết định “cấp trên đã cho phép một số hành động quân sự nhằm bảo vệ lực lượng của Mỹ đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.” Continue reading “28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á

Nguồn: Chen Gong, “Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes”, South China Morning Post, 01/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, sẽ là quá đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng môi trường kinh doanh ở các nước Đông Nam Á là tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đúng là một số báo cáo gần đây của các hãng tư vấn và viện nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, nhưng các báo cáo ấy không hề đề cập những rủi ro kinh doanh ở các nền kinh tế này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam. Continue reading “Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen

Nguồn: Sam Rainsy, “The Rising Cost of Strongman Rule in Cambodia”, Project Syndicate, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 04/04/2019, một nhóm các hiệp hội nhà mua hàng quốc tế thuộc các ngành may mặc, giày dép, hàng thể thao và du lịch đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về các hành vi bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền. Trước đó, quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) rộng lớn của Campuchia, được cấp theo chương trình “All But Arms” (ABE – Mọi thứ trừ vũ khí) của EU, đã có nguy cơ bị đình chỉ vì những vi phạm đó. Các hiệp hội này cảnh báo rằng nếu Campuchia bị loại vĩnh viễn ra khỏi chương trình EBA và các thỏa thuận thương mại ưu đãi khác, các ngành hàng của họ cũng như toàn bộ nền kinh tế Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading “Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen”

17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ

Nguồn: Cambodia falls to the Khmer RougeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, quân đội Khmer Đỏ đã đánh chiếm Phnom Penh và các lực lượng chính phủ Campuchia buộc phải đầu hàng. Cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy cộng sản đã nổ ra từ tháng 03 năm 1970, khi Trung tướng Lon Nol lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk trong một cuộc đảo chính không đổ máu và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Continue reading “17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ”